Ba sinh viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tách
ADN từ lá lúa để tìm ra gene thơm, rồi ghép gene này vào lúa thường để
tạo ra giống lúa thơm mới. Thành công của nhóm sinh viên không chỉ giúp
bảo tồn, nhân lên những giống lúa hiếm của Việt Nam mà còn mở ra triển
vọng tạo giống lúa thơm mới có năng suất cao hơn, khả năng chống bệnh và
sâu hại tốt hơn.
Được
sự tư vấn của các thầy cô giáo trong trường, nhóm quyết định áp dụng kỹ
thuật marker phân tử vào công trình nghiên cứu` Kỹ thuật này được tiến
hành theo các bước: tiến hành chiết, tách ADN từ lá non cây mạ, sau đó
kiểm tra độ tinh sạch ADN để loại bỏ những tạp chất trong giống tự
nhiên; cuối cùng, tiến hành phản ứng hóa học nhận biết gene (PCR) để xác
định gene thơm. Những giống lúa được ghép gene thơm vẫn giữ được năng
suất cao, khả năng chống bệnh và sâu hại của lúa thường, đồng thời có
hương vị của gạo “đắt tiền”. Hiện nhóm đã soạn thảo tài liệu hướng dẫn
về cách thực hiện kỹ thuật này và sẵn sàng giúp các Sở, Ngành nông
nghiệp triển khai để tạo ra các giống lúa thơm cho năng suất và giá trị
kinh tế cao. |