banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nông nghiệp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Cứ sinh vật ngoại lai là xâm hại?
(phatminh.com) Khi đánh giá một loài xem có phải là loài nguy hại hay không thì phải nghiên cứu nhiều góc cạnh...

Tôm thẻ chân trắng

Khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến việc nhập một số động, thực vật từ nước ngoài vào nước ta như ốc bươu vàng, chuột hải ly, mai dương... Và gần đây nhất là vụ nhập nội tôm thẻ chân trắng và hàu Thái Bình Dương. Trong vụ này, ngành thủy sản cho rằng, các loài tôm, hàu này không phải là loài ngoại lai xâm hại, còn bên bảo vệ môi trường thì cho nó là động vật ngoại lai xâm phạm.
Bài viết này chỉ đề cập đến một vài khía cạnh có liên quan đến sinh vật ngoại lai, trong đó có việc nhận ra khi nào thì sinh vật ngoại lai được gọi là sinh vật ngoại lai xâm hại.

Căn cứ khoa học

Để xem sinh vật có phải loài xâm hại không, giới khoa học cho rằng có hai cơ chế chính dẫn tới sự xâm hại của sinh vật ngoại lai đó là cơ chế loài và hệ thống kinh tế. Trong bài này, chỉ bàn đến cơ chế thứ nhất. Loài có sức cạnh tranh cao sẽ lấn át loài bản địa nhờ một số đặc điểm đặc biệt hoặc các tổ hợp các đặc điểm đó. Đôi lúc các loài này có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. Một loài được nhập có thể trở nên xâm hại nếu vượt qua các loài bản địa để có nguồn lực như ánh sáng, nước và thức ăn... 

Tuy nhiên, một số loài ngoại nhập có thể biến đổi môi trường sống nhờ phát tác các chất hóa học hoặc các yếu tố không sinh học (abiotic factors) cho phép chúng phát triển nhưng đồng thời biến đổi môi trường theo hướng hại cho các loài bản địa khác. Cây kế sao vàng (Yellow star thistle: Centaurea solstitialis) và cây xa cúc (Centaurea diffusa) là những thí dụ. Loài cây C. Diffusa sản xuất ra chất 8-hydroxyquinoline từ rễ có ảnh hưởng tiêu cực tới các loài thực vật khác. 

Loài cỏ Bromus tectorum có nguồn gốc từ vùng Á-Âu thích nghi cao với lửa. Chúng không những phát tán nhanh sau khi cháy mà còn làm tăng cường độ và tần số các vụ cháy qua việc sản ra một khối lượng cây lá vụn khô trong mùa khô hạn ở vùng Tây bắc nước Mỹ. Các loài bản địa ở đó không chịu được hỏa hoạn sẽ bị tiêu diệt và nhường lãnh thổ lại cho nó. 
Rõ ràng những loài kể trên, việc xâm hại và có hại của chúng đã rõ. Bây giờ ta hãy xét đến loài thú và chim. 

Theo “Cơ sở dữ liệu các loài xâm hại toàn cầu” có đến 40 loài động vật có vú. Trong đó, có cả những loài con người nuôi và khai thác từ lâu như bò, lợn, dê, cừu, hươu… và 22 loài chim sống ở vùng dân cư được xem là động vật nguy hại. Gà (Gallus gallus) là loài chim phổ biến khắp thế giới được nuôi để làm thực phẩm. Tuy nhiên, đó cũng là loài vật mang nhiều bệnh tật cho các loài chim khác...

Học tập kinh nghiệm các nước

Như vậy, ta có thể thấy, khi đánh giá một loài xem có phải là loài nguy hại hay không thì phải nghiên cứu nhiều góc cạnh: bản thân loài đó và động lực để tạo nên sự nguy hại; thí dụ như vùng sinh thái, thổ nhưỡng... cụ thể. Và cũng phải xem liệu có thể hạn chế được sự nguy hại đó không và tăng cường khai thác chúng thế nào? Bởi có thể chúng xâm hại ở khu vực khác nhưng đến môi trường mới, chúng không phải là loài xâm hại. 

Cũng phải xem xét ở hai tầm ngắn hạn và dài hạn. Thí dụ, trong một lần soạn thảo một văn bản pháp luật về việc chống động vật ngoại lai xâm hại, đã có những ý kiến đưa loài hươu vào danh sách đó. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu hươu ở nước ta cho thấy, hươu ở Việt Nam làm sao có thể sinh sôi nảy nở như ở nước Pháp, nơi mà chúng được thả tự do và không ai “đả động” tới nó. Vậy làm sao nó có thể là “loài xâm hại”...

Ngày nay, loài ngoại lai xâm phạm được hiểu rộng hơn. Đó là các giống không phải bản địa đối với hệ sinh thái nào đó và việc du nhập nó gây ảnh hưởng tới kinh tế, môi trường và sức khỏe con người.

Nói tóm lại, mọi loại động, thực vật đều có bản tính vừa tự vệ vừa cạnh tranh với láng giềng và trở nên xâm lược không ít thì nhiều khi có cơ hội cho phép, nhất là khi được mang đến một môi trường mới thích hợp hơn. Chính vì vậy, bất cứ quốc gia nào cũng có luật lệ kiểm soát chặt chẽ việc du nhập giống mới hay thú lạ. Việt Nam cũng cần phải học tập việc kiểm soát sinh vật ngoại lai trên thế giới, nhất là các nước Bắc Mỹ và Úc nơi đã có quá nhiều kinh nghiệm tai hại cho nông nghiệp và môi sinh trong quá khứ do sự du nhập giống lạ bừa bãi.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC ”PHÁT MINH” ĐỘC QUYỀN (19/4/2014)
Hệ thống thiết bị chế biến hạt giống cây trồng (27/12/2013)
Hiệu quả của công nghệ phun tưới tự động (27/12/2013)
Làm giàu từ phát triển cây dược liệu (25/12/2013)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (25/12/2013)
Hiệu quả “kép” từ việc ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng (25/12/2013)
Mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” (21/12/2013)
Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi (20/12/2013)
An Giang ứng dụng ảnh viễn thám vào sản xuất lúa (20/12/2013)
Dưa hấu Việt Nam sẽ bảo quản được 10 năm (27/6/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ông Cua vinh danh nhờ cây lúa (23/12/2011)
Phát hiện giống lúa ”chịu” được biến đổi khí hậu (20/12/2011)
Thuốc trừ sâu đang làm hại lúa (19/12/2011)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (16/12/2011)
Mô hình nông nghiệp bền vững cho đất phèn (9/12/2011)
Nghiên cứu sinh Việt đột phá trong nhân bản cây bạch đàn (24/7/2011)
Máy cấy lúa mi ni (21/7/2011)
Bò sữa biến đổi gen sản sinh ra sữa người (22/4/2011)
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp (22/4/2011)
Siêu vũ khí bảo vệ mùa màng (22/4/2011)
Máy thu hoạch lạc (22/4/2011)
Robot phun thuốc cho cây trồng (22/4/2011)
Giống ngô có tính chịu mặn cao (22/4/2011)
Nuôi lợn không mùi (22/4/2011)
Năm 2015,Việt Nam sẽ có cây trồng biến đổi gen (22/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC "PHÁT MINH" ĐỘC QUYỀN
Máy thu hoạch lạc
Máy cấy lúa mi ni
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp
Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt