banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nông nghiệp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Máy cấy lúa mi ni
(phatminh.com) Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, hôm 22/2 Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước "Phục vụ CNH-HĐH Nông nghiệp-nông thôn" KC 07-25 do Viện cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch phối hợp với Công ty máy kéo - máy nông nghiệp thiết kế, chế tạo đã đưa vào đồng ruộng máy cấy lúa mi ni 6 hàng.
Máy cấy có tên là MC-6-250, có thể cấy loại mạ nền với 6 hàng cách đều nhau, các hàng cách nhau 25cm. Mỗi máy hoạt động có một hoặc hai người điều chỉnh mạ đi bên cạnh. Máy cấy trên chân ruộng xâm xấp nước.

Tiến sĩ Lê Sỹ Hùng-Chủ nhiệm đề tài KC07-25 cho biết: "Trên mỗi khóm mạ có thể điều chỉnh được các dảnh, khóm, độ nông sâu, giống như nguyên lí của máy Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ưu điểm của loại máy này là cấy thẳng hàng, năng suất có thể tăng từ 15-25% so với cấy tay".

Theo tính toán của các nhà thiết kế, máy cấy lúa MC-6-250 nếu cấy đủ 1ha , chỉ tiêu tốn khoảng 5 lít dầu. Thực tế khi sử dụng loại máy cấy mi ni này, người nông dân thấy hiệu quả rất rõ.

Theo ông Phạm Văn Yết, Phường Vạn Phúc (Hà Đông-Hà Tây): "Máy rất dễ thao tác, 1 giờ cấy được 3 sào, 8 tiếng được 24 sào, bằng 24 lao động cấy tay. Tiết kiệm khoảng 650.000 đồng".

Kĩ Sư Bùi Quốc Việt, Giám đốc Công ty máy kéo và Máy nông nghiệp cho biết thêm : "Hiện nay giá thành khoảng 15 triệu đồng/chiếc. Công ty đang phấn đấu đưa xuống thấp hơn để có thể phục vụ bà con nông dân rộng rãi"...

Việc chế tạo và thử nghiệm thành công máy cấy mi ni 6 hàng của Chương trình khoa học KC 07-25 đã làm cho vấn đề dồn ruộng đổi thửa cấp thiết hơn, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn hợp lí, khi máy móc đã và đang từng bước thay thế lao động thủ công truyền thống.
(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC ”PHÁT MINH” ĐỘC QUYỀN (19/4/2014)
Hệ thống thiết bị chế biến hạt giống cây trồng (27/12/2013)
Hiệu quả của công nghệ phun tưới tự động (27/12/2013)
Làm giàu từ phát triển cây dược liệu (25/12/2013)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (25/12/2013)
Hiệu quả “kép” từ việc ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng (25/12/2013)
Mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” (21/12/2013)
Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi (20/12/2013)
An Giang ứng dụng ảnh viễn thám vào sản xuất lúa (20/12/2013)
Dưa hấu Việt Nam sẽ bảo quản được 10 năm (27/6/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bò sữa biến đổi gen sản sinh ra sữa người (22/4/2011)
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp (22/4/2011)
Siêu vũ khí bảo vệ mùa màng (22/4/2011)
Máy thu hoạch lạc (22/4/2011)
Robot phun thuốc cho cây trồng (22/4/2011)
Giống ngô có tính chịu mặn cao (22/4/2011)
Nuôi lợn không mùi (22/4/2011)
Năm 2015,Việt Nam sẽ có cây trồng biến đổi gen (22/4/2011)
Phân bón từ tóc (21/4/2011)
San mặt ruộng điều khuyển bằng laser (21/4/2011)
Bảo quản rau bằng bao bì không độc (21/4/2011)
Nuôi cá nuớc ngọt trong muơng dứa (21/4/2011)
Lúa mạch thân thiện sinh thái (21/4/2011)
Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp (21/4/2011)
Dùng nam châm loại bỏ cỏ dại (21/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC "PHÁT MINH" ĐỘC QUYỀN
Máy thu hoạch lạc
Máy cấy lúa mi ni
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp
Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt