Trên đây là nhận định
của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch
Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có
trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có
trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:
Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc
Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ
Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.
Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc
Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân
hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.
Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2,
biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng,
Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang
nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về
tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các
tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa
Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là
phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.
Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua
máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại.
Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110
triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức
trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được
chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của
Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu
thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt
mang tên lửa chống hạm. Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập
trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt
Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có.
Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt
Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm
vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng
hậu của đối phương.
Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối
hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27,
Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.
Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc
Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc
Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc
chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm
2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất
gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ
chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.
Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?
Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam
chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì?
Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2
của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung
Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.
Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào
nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt
Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của
các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây
dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.
Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu
tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu
quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp
các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.
Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay
Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3
triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận
định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng
lái vẫn theo kiểu những năm 1980. Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các
vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một
tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của
Không quân Việt Nam.
Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ
các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông
Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt
Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia).
Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực
hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp
pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các
máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực
hiện.
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí.
Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên
lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn
30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa
không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27.
Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt
Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa
không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai
bên.
Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang
nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ
khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.
Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải
có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường
lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối
đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ
gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.
|