Bài
bình luận chỉ ra, hiện nay, ưu tiên Quốc phòng của các nước Đông
Nam Á nhằm kiểm soát và bảo vệ lãnh thổ trong khu vực Biển
Đông trước những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Trước bối cảnh này, các nước này có xu hướng chuyển dịch trong chiến
lược từ phòng thủ sang phòng thủ từ xa, tích cực mua sắm, sản xuất các
vũ khí tối tân, hạng nặng. Sức mạnh trên biển của mỗi quốc gia được so
sánh bằng sức mạnh hải quân và không quân.
Trên chiến trường này, quân số không có nhiều ý nghĩa so với mức độ hiện
đại của các loại phương tiện, vũ khí, khí tài chiến tranh và khả năng
hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, vị trí địa lý của các căn cứ quân
sự và năng lực hậu cần.
Giờ đây, dường như đang có một cuộc chạy đua đầu tư mua sắm máy bay
chiến đấu chủ chốt thế hệ mới định hướng tới năm 2020. Trong
đó, tầm quan trọng của máy bay cảnh báo sớm (AEW) và máy bay tác
chiến điện tử cũng đang được chú trọng phát triển.
Không quân Singapore
|
Biểu tượng Không quân Singapore.
|
Những năm gần đây,
Singapore tăng cường ngân sách quốc phòng hơn bất kỳ quốc gia
nào trong khu vực Đông Nam Á cho máy bay Gulfstream G550s được
trang bị hệ thống cảnh báo sớm ELTA đảm bảo thực thi nhiệm
vụ.
Trong đó, còn có kế hoạch nâng cấp F-16S lên phiên bản F-16V do
Lockheed Martin thực hiện sau triển lãm hàng không đầu năm 2012.
Việc nâng cấp cũng bao gồm cả phát triển hệ thống radar quét
điện tử và chủ động vốn dành cho các máy bay F-35 và F-22.
Bên cạnh đó, Lực lượng Không quân Hải quân Singapore cũng có xu hướng
phát triển nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phòng thủ, tuần tra, gồm trực thăng
S-70B Sea Hawk, 5 máy bay tuần tra biển Fokker 50.
Trong giai đoạn này, Singapore thương lượng với Mỹ để mua P-3C Orion, có
tầm bay xa 9.000km với vận tốc lên tới 750km/giờ, nếu cần có thể vũ
trang thêm bom, tên lửa, thủy lôi… để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.
Ngoài ra, Singapore đang tìm kiếm và mua sắm các máy bay mới, trong đó
có máy bay tiếp liệu trên không mới để thay thế cho 4 máy bay tiếp liệu
KC-135R đang nằm trong biên chế lực lượng không quân.
|
Máy bay RSAF F-16 của Không quân Singapore.
|
Theo Aviation Week, Bộ Quốc phòng Singapore đang đàm phán với một số hãng chế tạo hàng không trên thế giới về vấn đề này.
Dự kiến, việc mở gói thầu tìm kiếm máy bay tiếp liệu trên không mới của
Không quân Singapore sẽ được thực hiện trong năm 2012 và tới năm 2013,
kết quả của gói thầu này sẽ được công bố.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Không quân Singapore cần máy
bay tiếp liệu trên không mới là để đảm bảo hậu cần cho các chiến đấu cơ
F-15S và F-15SG.
Không quân Thái Lan
|
Biểu tượng Không quân Thái Lan
|
Thái Lan đang có một máy bay cảnh báo sớm Saab Erieye và chính phủ nước này vừa ký hợp đồng mua thêm 1 chiếc nữa.
Đồng thời, Thái Lan đã nhận được 6 máy bay Saab Gripen 39C/Ds JAS
và đang đặt hàng thêm 6 chiếc (lô hàng này sẽ nhận được vào
đầu năm 2013 như dự kiến).
Trang bị trên máy bay Gripens gồm radar sử dụng xung doppler
Ericsson/GEC-Marconi PS-05/A, tên lửa chống tàu RBS15 và hệ thống
tác chiến điện tử EWS 39, đồng bộ với phần mềm do Không quân
Thủy Điển cung cấp.
Các giải pháp tác chiến mạng Không quân của Thái Lan cũng được nâng lên cấp độ cao hơn.
Tập đoàn Saab, sở hữu 40% của công ty Thái Avia Satcom, được giao
nhiệm vụ phát triển liên kết dữ liệu chiến thuật cấp quốc gia trong
đó bao gồm sự tham gia của các máy bay cảnh báo sớm (AEW),
Gripens, F-16, máy bay dành cho lực lượng hải quân và tàu hải
quân.
Máy báy Saab Erieye làm việc trên liên kết 16 nên có khả năng
đồng bộ với các dữ liệu của máy bay F-16 như nước này đang sở
hữu, nhưng thuận lợi cho Thái Lan trong việc tạo liên kết dữ
liệu quốc gia là khả năng kiểm soát đối với mã hóa.
Ngoài ra, Thái Lan cũng muốn đặt mua thêm 6 máy bay Gripen để nâng
cấp phi đội không quân lên thành 18 chiếc. Việc mua các máy bay
Gripens nhằm thay thế cho các máy bay Northrop F-5S tại căn cứ
Surat Thani vì khả năng liên kết mạng của chủng loại máy bay
này. Thái Lan mới đây đã tiếp nhận thêm 6 máy bay Saab Gripen 39C.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tiến hành nâng cấp máy bay 18 F-16A/Bs
như tích hợp thêm máy quét radar (Northrop Grumman APG-68V9), hệ
thống phát hiện đối tượng (bạn - thù) BAE Systems APX-113, hệ
thống quản lý tác chiến điện tử Terma ALQ-213 và hệ thống bảo vệ
chống lại tên lửa của đối phương BAE ALE-47.
Đồng thời, máy bay F16 phiên bản Thái Lan và Gripens được trang bị
thêm tên lửa không đối đất AGM-65 Raytheon Maverick và tên lửa không
đối không AIM-120 AMRAAM và AIM-9 Sidewinder.
Không quân Malaysia
|
Biểu tượng Không quân Malaysia.
|
Malaysia đang có kế hoạch mua thêm máy bay AEW. Đồng thời, nước này
cũng đã trang bị thêm radar Erieye Northrop Grumman E-2D gắn trên
Embraer EMB-145S.
Ngoài ra, phải kể tới kế hoạch thay thế máy bay chiến đấu RSK MiG-29 tại
căn cứ Kuantan (hướng ra Biển Đông) bằng các máy bay Saab Gripen
JAS 39C/D, Gripen NG, F/A-18E/F Super Hornet.
Malaysia đã có 8 biến thể Super Hornet. Trên lý thuyết thì nước này
không phải mua thêm nhiều máy bay loại này để tạo thành một phi đội,
mà chỉ cần nâng cấp các máy Super Hornet.
Tại triển lãm LIMA tại Malaysia cuối tháng 12/2011, Boeing cũng đã công
bố một hợp đồng để nâng cấp 8 máy bay Super Hornet cho lực lượng không
quân với hệ thống định vị GPS được cải thiện, hệ thống quét xác
định đối phương, cũng như hệ thống thiết lập bảo vệ chung
(JHCS).
JHCS là cần thiết bởi Malaysia đã mua tên lửa Sidewinder AIM-9X-2. JHCS
cho phép phi công thực hiện tìm và khóa mục tiêu cho tên lửa AIM-9X
đơn giản bằng cách đưa mục tiêu vào tầm ngắm.
Máy bay tấn công F/A-18E/F Super Hornet.
Ngoài những dự án quan
trọng trên, Malaysia đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay
không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo,
trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội.
Không quân Indonesia
|
Biểu tượng Không quân Indonesia.
|
Indonesia cũng muốn bảo vệ lãnh hải của mình tại Biển Đông.
Nước này đã nhận được 24 máy bay F-16C/Ds của tập đoàn Lockheed
Martin, nhưng sẽ phải chi 750 triệu USD để nâng cấp theo các tiêu chuẩn
của Block 52. Việc nâng cấp này bao gồm trang bị thêm radar cảnh
báo nhận diện đối phương Raytheon ALR-69, cấu hình máy tính thực
thi nhiệm vụ, hệ thống quản lý tác chiến điện tử Terma ALQ-213, hệ
thống bảo vệ tên lửa BAE ALE-47, hệ thống nhận định tình huống liên
kết dữ liệu và khóa mục tiêu.
Ngoài ra, Tư lệnh Không quân Indonesia, Marshal Imam Sufaat, trong
tháng 2/2012, cho biết nước này muốn mua thêm máy bay cảnh báo
sớm AEW có thể kết nối với các máy bay F-16.
Hiện nay, Indonesia có 3 máy bay trinh sát Boeing 737 -2X9 Surveillers được trang bị các cấu hình radar đa nhiệm.
Ngoài ra, Indonesia đã gửi yêu cầu không chính thức đến Anh để mua 24
máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon. Nếu đề xuất này được chính phủ
Anh tán thành thì tổng giá trị của hợp đồng sẽ lên tới 5 tỷ bảng, tương
đương 8,1 tỷ USD.
Để thực hiện kế hoạch hiện đại hoá không quân, ngoài những đối tác trên,
Indonesia còn đặc biệt quan tâm đến nhà cung cấp truyền thống là Nga.
Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2. Tháng 9/2010, Indonesia tuyên bố đã mua thêm 6 tiêm kích Su-30MK2.
Trong tương lai, máy bay
tiêm kích của Nga sẽ là lực lượng nòng cốt trong thành phần máy bay
chiến đấu của không quân Indonesia.
Tháng 6/2010, Indonesia đã ký thoả thuận tham gia dự án chung với Hàn
Quốc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình KF-X thế hệ "4++".
KF-X thế hệ "4++" sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình
và theo sự mô tả kỹ thuật, nó có khả năng vượt trội so với máy bay
Rafale và Typhoon, tuy nhiên không thể sánh được với tiêm kích F-22
Raptor và F-35 Lightning II.
Với việc tham gia dự án chung với Hàn Quốc, không quân Indonesia dự định sẽ sở hữu 50 máy bay tiêm kích KF-X. |