banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
"Rồng lửa" canh trời Việt
(phatminh.com) Được mệnh danh là “rồng lửa”, tên lửa S-300PMU1 đang là loại vũ khí tối tân nhất canh giữ bầu trời quê hương. Những chú "rồng lửa" ấy hiện do nhiều sĩ quan Việt Nam còn rất trẻ điều khiển.

10h, đoàn tên lửa phòng không 64 (Đoàn phòng không Hà Nội) nhận lệnh báo động, ngay lập tức toàn đoàn chuyển sang cấp 1 - sẵn sàng chiến đấu.

Ở tất cả vị trí chiến đấu, các hệ thống ăngten, bệ phóng tên lửa tự hành từ từ dựng lên trời đầy kiêu hãnh, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1. Chỉ chưa đầy năm phút sau khi nhận lệnh, toàn bộ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 đã triển khai xong và sẵn sàng phóng tên lửa đến mục tiêu.

Không bỏ sót mục tiêu

Tại sở chỉ huy trên không, radar phát hiện mọi độ cao 96L6E nhanh chóng phát hiện nhiều tốp mục tiêu đang bay vào khu vực bảo vệ của đoàn. Chỉ huy bắn - đoàn trưởng - thiếu tá Nguyễn Quốc Văn yêu cầu kíp đài radar khẩn trương thiết lập quỹ đạo đường bay, xác định chính xác số lượng kiểu loại, các tham số về phương vị, cự ly, độ cao và vận tốc của mục tiêu để chỉ thị đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đánh đúng đối tượng.

Đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E được ví là “siêu mắt thần”. Bởi đây là đài radar đa kênh - đa chức năng, sử dụng hệ thống ăngten mạng pha xung dopler hiện đại có khả năng phát hiện được các loại mục tiêu chế tạo theo công nghệ “tàng hình” (kể cả mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng tới 0,02m2), khả năng chống nhiễu tốt với tất cả các dạng nhiễu tiêu cực và nhiễu tích cực. Các bộ phận trong kíp chiến đấu căng mắt nhìn vào các màn hình và liên tục thao tác. Hàng chục màn hình lớn nhỏ hiển thị liên tục những tham số về tốc độ di chuyển, hướng đi của mục tiêu; về tình trạng sẵn sàng bắn hỏa lực của hệ thống vũ khí khí tài...

Từ trái qua: xe bệ phóng tên lửa tự hành và xe gắp ống phóng bảo quản đạn.
Ảnh: Nguyễn Quốc Văn

Đến lúc này, tôi mới cảm nhận chân thực và đầy đủ hơn câu nói của đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn trước đó: “Khi sử dụng S-300PMU1, sĩ quan chỉ huy tác chiến không cầm súng như bộ binh, không lái máy bay như phi công. Chúng tôi chiến đấu qua hệ thống điều khiển, màn hình, các tín hiệu...”.

Cùng lúc đó, ở sở chỉ huy mặt đất, kíp tiêu đồ quản lý vùng trời đang tập trung liên lạc bằng các tín hiệu morse dồn dập đổ về. Trước mặt họ là hai bảng mạng tình báo khu vực và tình báo hỏa lực rất lớn. Cũng thời điểm này trong sở chỉ huy trên không, các sĩ quan liên tục thao tác, báo cáo, nhận lệnh... trong khi nhân viên tiêu đồ đang tập trung đi đường bay theo thông báo của mạng tình báo radar khu vực. Các mục tiêu trên không nhanh chóng được phát hiện, bắt và bám sát từng milimet.

“Mục tiêu đã được bám sát và xác định được đầy đủ các phần tử mục tiêu” - sĩ quan bắt và bám sát mục tiêu báo cáo. “Đoàn quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ném bom chiến lược bằng hai tên lửa” - chỉ huy bắn ra lệnh tiêu diệt mục tiêu.

Sau khi xác định mục tiêu đã vào vùng phóng, sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện nhấn nút điều khiển phóng hỏa lực. Hai quả tên lửa rời bệ phóng lao đi với vận tốc 1.900m/giây, tiêu diệt ngay mục tiêu trên không.

Đó là một trong những tình huống tác chiến trên không giả định mà các cán bộ, chiến sĩ của đoàn tên lửa phòng không 64 thường xuyên huấn luyện.

Vài nét về sư đoàn phòng không 361

Đoàn tên lửa phòng không 64 là một trong 13 đơn vị trực thuộc sư đoàn phòng không 361 (Đoàn phòng không Hà Nội). Sư đoàn 361 thành lập ngày 19-5-1965 với nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm (tháng 12/1972), sư đoàn là lực lượng phòng không chủ lực bảo vệ Hà Nội, bắn rơi 29 máy bay (trong đó có 25 máy bay B52)! Ngày 15/1/1976, sư đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

“Rồng lửa” hiện đại

Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn cho biết: “Khi được tiếp nhận và sử dụng S-300PMU1, chúng tôi coi đây là vinh dự lớn và càng nhận thức rõ trách nhiệm sâu sắc của từng người đối với loại khí tài rất hiện đại mà đất nước đã tin tưởng giao cho mình”.

S-300PMU1 có khả năng tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch trong hiện tại và cả tương lai, các loại máy bay chiến lược, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo trong tất cả khu vực hoạt động rộng lớn tới 1.600km2 (trong khi hệ thống tên lửa phòng không Patriot chỉ 300km2).

Với xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, S-300PMU1 thật sự là ác mộng với đối phương khi tác chiến trên không bởi hỏa lực của nó được coi là mạnh nhất trong hệ thống tên lửa phòng không hiện đại thế giới. Tầm quan sát, phát hiện mục tiêu của tổ hợp này lên đến 300km và tiêu diệt trong cự ly 150km.

Cùng một lúc, S-300PMU1 có khả năng bám sát và tiêu diệt sáu mục tiêu, điều khiển đến 12 tên lửa và quản lý tới 100 mục tiêu. S-300PMU1 có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao lên đến 27.000m và thậm chí ở độ cao chỉ 10m. Ngay cả những mục tiêu vận tốc lên đến 10.000km/giờ cũng dễ dàng hóa thành con mồi dưới hỏa lực của S-300MPU1.

Thời gian phản ứng của S-300PMU1 được coi là số 1 hiện nay. Khi đang hành quân, tổ hợp cơ động này có khả năng chuyển sang chế độ sẵn sàng chiến đấu chỉ trong thời gian nhỏ hơn 5 phút (con số này với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng Patriot của Mỹ là 30 phút). Và chỉ mất 40 giây để S-300PMU1 chuyển sang chế độ chiến đấu từ chế độ trực ban.

Toàn bộ hệ thống của đài radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa đa kênh, đa chức năng 30N6E được đặt trên xe đặc chủng có thể leo dốc 30O, vượt hào 2,5m, lội nước 1,3m, quãng đường hành quân liên tục 500km.

Đặc biệt khi xe hỏng một bánh cho phép treo bánh và tiếp tục hành quân tới vị trí bảo dưỡng đến 40km. radar phát hiện mọi độ cao 96L6E thông minh có các hệ thống thăng bằng tự động. Xe bệ phóng tự hành có khả năng bảo dưỡng đạn tên lửa tại chỗ, có thể mang đạn đi khi hành quân và thời gian di dời chỉ trong 5 phút (với các loại hệ thống phòng không cũ phải mất 60-90 phút!).

Mỗi xe bệ phóng tự hành gồm một chỉ huy và một lái xe kiêm trắc thủ. Thế nên ngay cả “tài xế” của đoàn tên lửa phòng không 64 cũng được đào tạo bài bản ở Nga và tham gia một số khóa huấn luyện khi về nước.


Bên trong phòng điều khiển của sở chỉ huy trên không, tức đài radar
chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 30N6E - Ảnh: Nguyễn Quốc Văn

Sức trẻ điều khiển “rồng lửa”

Đến đoàn tên lửa phòng không 64 lần đầu tiên sẽ rất ngạc nhiên khi luôn bắt gặp những gương mặt rất trẻ từ chỉ huy đến sĩ quan. Họ - những con người làm chủ được một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, đôi mắt luôn bừng lên sự tự tin, vững chãi khi trao đổi với các chuyên gia người Nga.

Dù mới chỉ mang quân hàm thiếu tá, anh Nguyễn Quốc Văn đã được tin tưởng giao trọng trách đoàn trưởng. Năm 2009, chàng sĩ quan người Hà Nội có gương mặt rất thư sinh này khi đang là tham mưu trưởng của đoàn đã được cấp trên cho đi đào tạo lớp chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật - chiến dịch tại Học viện Phòng không - không quân. Tháng 9-2011, khi về đoàn tên lửa phòng không 64, Quốc Văn đã bắt đầu chỉ huy buổi diễn tập bắn đạn thật có sự tham gia của S-300PMU1.

Phó đoàn trưởng - tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cũng mang quân hàm thiếu tá và 35 tuổi. Đó là chưa kể đội ngũ sĩ quan rất nhiều người thuộc thế hệ 8X, người trẻ nhất mới 24 tuổi. Còn chiến sĩ đa số thuộc thế hệ 9X!

Từ tháng 7/2005, đoàn tên lửa 64 bắt đầu tiếp nhận toàn bộ vũ khí khí tài của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 cơ động từ cảng Hải Phòng về. Sau hai lớp tập huấn do chuyên gia người Nga trực tiếp giảng dạy trong 120 ngày, các cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp vũ khí tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay trong thực hành chuẩn bị chiến đấu và cả bảo dưỡng kỹ thuật.

Tham mưu trưởng Nguyễn Trần Luyện cho biết: “Từ tháng 10/2006, chúng tôi đã có thể tự huấn luyện chuyển loại toàn bộ cho sĩ quan trẻ”.

“Không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người đều cảm thấy rất vinh dự khi được làm việc với loại khí tài hiện đại nhất quân chủng và là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại thế giới” - sĩ quan phóng Nguyễn Thanh Nguyện 26 tuổi chia sẻ.

Tất cả đều đạt điểm giỏi

Đoàn tên lửa phòng không 64 ra đời ngày 20/9/2005 nhưng trước đó, từ tháng 10-2004 đã diễn ra cuộc tuyển chọn trong toàn sư đoàn phòng không 361 để chọn ra 46 người chuẩn bị tham gia học chuyển loại tên lửa S-300PMU1. Sau hai tháng huấn luyện chuyển loại ở Kim Bài (Hà Nội), tháng 1-2005 họ lên đường sang Nga tham gia một khóa học chuyển loại vũ khí khí tài mới kéo dài sáu tháng.

Thiếu tá Lương Đình Thi - một trong những người từng được cử sang Nga học chuyển loại - cho biết: “Ngoài thời gian tám giờ học một ngày, chúng tôi luôn tận dụng hỏi chuyên gia ngay sau giờ học. Dù chỉ tranh thủ được khoảng 10 phút vì chuyên gia rất bận nhưng đó thật sự là những giây phút rất đáng quý. Tối về anh em còn thức đêm đọc nghiên cứu tài liệu, xem lại những phần chưa hiểu trao đổi với nhau...”.

Kết thúc khóa học, 46 học viên đã tham gia diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn Ka-pútrin-iar của Bộ Quốc phòng Nga. Những cán bộ, sĩ quan trẻ Việt Nam đã làm các thầy người Nga thán phục với kết quả diệt mục tiêu, đạt điểm giỏi và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

(Nguồn: TTO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn (29/3/2012)
So sánh bom thông minh KAB-250 và SDB (29/3/2012)
Quân đội Nga sẽ chiến đấu bằng vũ khí vô hình (28/3/2012)
VN xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đối hải (27/3/2012)
Su-22M4 Việt Nam dội bom xuống... bãi tập (27/3/2012)
Mỹ nghiên cứu áo giáp chống lực đạn (26/3/2012)
FN SCAR, sát thủ tiêu diệt bin Laden (7/3/2012)
Xếp hạng các nước xuất máy bay chiến đấu (2/3/2012)
AN-94, ”con nhà lính, tính nhà quan” (2/3/2012)
Hàn Quốc ”lạnh gáy” với pháo mới của Triều Tiên (27/2/2012)
Lời giải cho bài toán phòng không tầm trung Việt Nam (3/2/2012)
Tàu Mistral của Nga sẽ có tên Vladivostok và Sevastopol (3/2/2012)
Đạn tự đổi hướng như tên lửa  (3/2/2012)
”Su-30 mới của Việt Nam hiện đại nhất châu Á” (31/1/2012)
Nga thay thế T-72B1 bằng T-72BM (30/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt