banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Các phương án tàng hình tàu chiến
(phatminh.com) Việc "vô hình" trước hệ thống radar trinh sát đối phương là mục tiêu theo đuổi không chỉ ở mặt trận trên không mà còn ở trên biển.

Các loại tàu chiến hiện đại đều được thiết kế ứng dụng những công nghệ hiện đại làm giảm dấu hiệu radar; giảm dấu hiệu hồng ngoại cũng như âm thanh… nhằm làm cho tàu “vô hình” trước các hệ thống phát hiện của đối phương đồng thời nâng cao tính sống còn cho tàu chiến.

Giảm dấu hiệu radar và hồng ngoại

Để nâng cao hiệu quả “tàng hình” trước radar, trong thiết kế tàu chiến, việc làm giảm tiết diện phản xạ radar (RCS) là yêu cầu rất quan trọng. Kích thước, hình dáng, vật liệu đóng tàu… là những yếu tố chính có ảnh hưởng đến RCS.

Theo đó, tàng hình radar bao gồm các kỹ thuật cơ bản: Dùng vật liệu đóng tàu có hệ số phản xạ càng thấp càng tốt (sử dụng các vật liệu như nhựa, sợi thủy tinh…). Phủ lên vỏ tàu vật liệu có khả năng hấp thụ radar (ví dụ như các loại sơn hoặc tấm phủ đặc biệt để biến sóng radar thành nhiệt năng). Phủ lên các cửa sổ của tàu một lớp mỏng trong suốt có tính dẫn.

Các lớp phủ này có thể làm lệch hướng tín hiệu radar chiếu tới… Nhiều loại nhựa hấp thụ radar, các loại vật liệu dựa trên các-bon và gốm đã được quân đội nhiều nước phát triển. Việc kết hợp những vật liệu này với hình dáng giảm dấu hiệu radar góp phần làm tăng đáng kể tính tàng hình của tàu.


Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3,9 của Việt Nam được cho là có khả năng "tàng hình nhẹ".

Hình dáng của tàu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến RCS. Các bề mặt phản xạ radar chủ yếu là các “bộ phản xạ góc”. Đó là các nhị diện tạo thành từ hai mặt phẳng và tam diện (hợp thành từ ba mặt phẳng). Cả hai dạng hình học này đều phản xạ mạnh năng lượng radar trở lại máy thu. Do đó, trong thiết kế tàu cần phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tạo ra các góc này.

Các phương tiện mang trên không, trên bộ cũng như trên biển đều phát nhiệt trong vùng phổ hồng ngoại và có thể bị các sensor của đối phương phát hiện.

Với tàu mặt nước, phát xạ hồng ngoại được chia thành tiết diện hồng ngoại (IRCS) là tổng năng lượng nhiệt được phát ra, và dấu hiệu hồng ngoại (IRS). Để tránh bị nhận dạng ảnh, vấn đề cơ bản trong thiết kế tàu là cần làm giảm cả tiết diện hồng ngoại và làm mờ dấu hiệu hồng ngoại của tàu.

Phần lớn các kỹ thuật làm giảm IRCS đều hướng vào việc giảm sự bức xạ từ các vật thể nóng trên tàu (nhiệt từ khí thải động cơ diesel hoặc luồng phụt của động cơ tua bin khí...). Theo đó, các cửa dẫn khí thải nhiệt độ cao phải được bố trí một cách hợp lý. Một số cửa xả có thể được bố trí kèm theo các màn chắn nhiệt ở phía trước; hoặc có thể thổi hơi phía bên trong để tản nhiệt ra xung quanh…

Âm thanh và tàng hình từ

Tàu mặt nước là phương tiện luôn tạo ra tiếng ồn âm thanh khi di chuyển. Âm thanh có thể lan truyền dưới nước nên tàu ngầm, ngư lôi hoặc thậm chí cả sonar cũng có thể phát hiện được sự có mặt của tàu.

Thông thường, các hệ thống đẩy của tàu là bộ phận gây ra tiếng ồn lớn nhất vì khi cánh chân vịt quay, chúng sẽ tạo ra vùng trống về không gian. Các bọt khí sẽ hình thành trong vùng áp suất thấp phía sau cánh chân vịt. Và khi bọt khí vỡ sẽ giải phóng năng lượng tạo âm thanh.

Một phương pháp hiệu quả làm giảm âm thanh trong trường hợp này là phun dòng khí có áp suất thấp vào vùng trống tạo ra phía sau cánh chân vịt. Tác dụng của dòng khí này sẽ làm giảm sự chênh lệch áp suất giữa bọt khí và nước bao quanh khiến bọt khí bị vỡ chậm và êm hơn.


Tàu hộ vệ "tàng hình" Visby của Thụy Điển.

Tàu Visby của Thụy Điển tránh sự tan vỡ của bọt khí bằng cách dùng động cơ phụt nước thay cho các thiết bị đẩy kiểu chân vịt. Ngoài ra, sử dụng động cơ điện và vật liệu cách âm cũng giúp làm giảm lượng âm thanh phát ra...

Một nguy cơ khác khiến tàu mặt nước có thể bị phát hiện bởi đối phương đến từ những “biến dạng” do tàu tạo ra trong từ trường của trái đất. Tàu mặt nước là vật thể lớn bằng kim loại có khả năng thu hút từ trường của trái đất. Kết quả là hình thành sự biến dạng cục bộ đủ mạnh để kích hoạt thuỷ lôi nằm sâu dưới đáy biển.

Trên thực tế, các nhà công nghệ có thể giúp tàu trở nên “tàng hình” về từ bằng cách giảm sự biến dạng này tới mức thuỷ lôi từ không thể phát hiện được. Giải pháp thực hiện là từ hoá thân tàu theo hướng đối nghịch với từ trường trái đất.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị phát hiện bởi thuỷ lôi từ đối với các tàu mặt nước là sử dụng những vật liệu không nhiễm từ để đóng tàu.

(Nguồn: QĐND )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Khả năng cảnh báo sớm ở Đông Nam Á (2/4/2012)
”Rồng lửa” canh trời Việt (2/4/2012)
Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn (29/3/2012)
So sánh bom thông minh KAB-250 và SDB (29/3/2012)
Quân đội Nga sẽ chiến đấu bằng vũ khí vô hình (28/3/2012)
VN xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đối hải (27/3/2012)
Su-22M4 Việt Nam dội bom xuống... bãi tập (27/3/2012)
Mỹ nghiên cứu áo giáp chống lực đạn (26/3/2012)
FN SCAR, sát thủ tiêu diệt bin Laden (7/3/2012)
Xếp hạng các nước xuất máy bay chiến đấu (2/3/2012)
AN-94, ”con nhà lính, tính nhà quan” (2/3/2012)
Hàn Quốc ”lạnh gáy” với pháo mới của Triều Tiên (27/2/2012)
Lời giải cho bài toán phòng không tầm trung Việt Nam (3/2/2012)
Tàu Mistral của Nga sẽ có tên Vladivostok và Sevastopol (3/2/2012)
Đạn tự đổi hướng như tên lửa  (3/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt