Các
nhà khoa học (trên tàu khảo sát phương nam CSIRO) đã khám phá ra các
hòn đảo chìm trong quá trình lập bản đồ mô tả chi tiết đáy biển và nạo
vét thu thập các mẫu đá từ bờ dốc đứng của hai hòn đảo ngầm, ở độ sâu
hơn 1,5km.
"Các đảo chìm được phát hiện
trong chuyến thám hiểm có đỉnh bằng phẳng, điều này tiết lộ rằng: Các
đảo chìm này đã từng ở trên mực nước biển trước khi bị ngập nước dần
dần", theo Tiến sĩ Whittaker.
Trong quá trình thu thập hàng trăm ký đá
ở độ sâu cách mặt nước biển hơn 1,5km, các nhà địa chất học đã phát
hiện: các hòn đảo này đã từng tồn tại trên mặt nước biển (do thu được
các loại đá lục địa như: đá gơnai, đá granit và đá sa thạch có chứa hóa
thạch thay vì đá bazan).
"Những dữ liệu thu được trong chuyến đi này có thể làm thay đổi đáng kể sự am hiểu của chúng tôi về cách thức mà Ấn Độ, Australia và Nam Cực đột ngột tách khỏi siêu lục địa Gondwana", theo Joanne Whittaker, tiến sĩ thực tập làm việc tại Khoa Khoa học Địa chất, trường đại học Sydney, Australia.
Trong thời kỳ kỷ Phấn trắng, khi khủng
long còn đi lang thang trên trái đất (cách đây hơn 130 triệu năm trước),
Ấn Độ còn tiếp giáp với Tây Australia, khi Ấn Độ bắt đầu tách khỏi
Châu Úc, các hòn đảo này được hình thành như là một bộ phận của sự nối
kết cuối cùng giữa hai lục địa.
Cuối cùng các hòn đảo này, được các nhà khoa học gọi là "các vi lục địa",
vốn được tách ra từ những vùng đất rộng lớn và bị mắc kẹt ở Ấn Độ
Dương, cách xa hàng ngàn cây số tính từ bờ biển Australia và Ấn Độ.
"Phân tích chi tiết của lớp đá nạo
vét lên trong chuyến hành trình sẽ tiết lộ cho chúng tôi biết về thời
gian tồn tại cũng như cách thức mà các hòn đảo này tách khỏi siêu lục
địa Gondwana", theo Tiến sĩ Williams.
"Phân tích sơ bộ các dữ liệu mà
chúng tôi thu thập được, có thể khiến chúng tôi phải cân nhắc lại toàn
bộ câu chuyện về quá trình kiến tạo địa chất cho toàn bộ vùng phía
đông Ấn Độ Dương", theo Tiến sĩ Whittaker.
Tàu khảo sát phương nam CSIRO, (đây là
phương tiện nghiên cứu hàng hải quốc gia) được sở hữu và quản lý bởi bởi
Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và khoa học Quốc gia, được tài trợ từ
chính phủ Australia.