Nghiên cứu mới, vốn được công bố trên chuyên san PLoS ONE,
sẽ giúp giải thích vì sao khó có thể làm ngơ trước tất cả những âm
thanh làm điên đảo dây thần kinh của hầu hết các loài có vú này.
“Tiếng gầm rú rất giống với tiếng trẻ con khóc", nhà khoa học Ingo Titze, Giám đốc Trung tâm Giọng nói và Tiếng nói Quốc gia Mỹ, cho biết. “Ở một số phương diện, sư tử là bản sao lớn hơn của một đứa trẻ đang khóc, to và ồn ào nhưng cao độ rất thấp”.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp giải thích cách mèo nhà thu hút phụ nữ bằng tiếng kêu của chúng. Tất cả mọi người được “mặc định”
khả năng phản ứng với tiếng khóc của trẻ, đặc biệt là phụ nữ. Mèo nhà
kêu giống như trẻ con khóc khiến chúng ta phản ứng ngay cả khi chúng ta
không muốn.
Cả tiếng gầm và tiếng khóc đều nhằm mục đích thu hút sự chú ý.
Ông Titze cho biết một đứa trẻ khóc để mọi người đến giúp nó. Sư tử
dùng âm thanh gây chú ý tương tự nhưng chủ yếu để truyền thông điệp: “Ta đang ở đây, đây là lãnh địa của ta, hãy biến đi khỏi đây ngay”.
“Trong cả hai trường hợp, chúng ta
đều nghe những âm thanh to, chát chúa đập vào tai người. Khi một đứa trẻ
khóc, âm thanh đó không hề đáng yêu. Cơ bản là âm thanh đó rất khó
chịu. Dao động âm không đều", ông cho biết.
Ông Titze và các cộng sự đã xác định
tiếng gầm to, tần số thấp của loài mèo lớn, vốn cũng có tính chất không
đều như vậy, được tiền định bằng những đặc tính vật lý của mô gấp thanh
quản. Các mô này có khả năng kéo giãn và biến dạng. Trước đây người ta
ngờ rằng các xung thần kinh từ não có thể giúp kiểm soát các âm thanh
này.
Đối với cả họ mèo lớn và trẻ con, mô gấp
hay thanh quản đều rất lỏng lẻo, dao động không đều làm cho tiếng gầm
nghe có vẻ khó chịu. Sự khác biệt chính chỉ là trẻ khóc với tần số cao
độ cao trong khi hổ gầm với tần số thấp.
Liên quan đến các loài thuộc họ mèo,
nghiên cứu mới phủ nhận quan niệm rằng giống mèo lớn kêu như vậy vì
chúng có thanh quản lớn.
“Chúng tôi đang cố gắng làm rõ giả
thuyết trước đây cho rằng sư tử và hổ gầm với tần số cơ bản thấp vì
chúng có những mô gấp thanh quản khổng lồ”, đồng tác giả nghiên cứu Tobias Riede nói với trang tin Discovery.
“Thực sự chúng có nếp gấp thanh quản
lớn nhưng hình dạng và đặc tính nhớt đàn (sức căng và độ mạnh đàn hồi)
làm cho tiếng gầm của chúng rất to và sâu", ông nói. “Chúng tôi
đã nghiên cứu nhiều loài động vật như hươu, nai, chó và mèo. Sư tử và
hổ là những điển hình thú vị cho khả năng phát âm rất to và tần số
thấp".
Một số kết quả thú vị khác từ nghiên cứu
mới: tiếng gầm của hổ và sư tử có thể đạt đến 114 decibel; tiếng gầm
của hổ và sư tử ồn gấp 25 lần âm thanh của máy cắt cỏ; họ mèo lớn gầm 50
lần mỗi lượt 90 giây.
“Chúng gầm bằng âm thanh làm con người sợ hãi vì nó rất thô và khó nghe”, ông Titze nói.
“Sư tử và hổ được cho là vua của loài vật một phần vì tiếng gầm của
chúng. Hãy tưởng tượng nếu phát những giai điệu đẹp và tần số rất thấp
thì chắc chẳng ai sợ chúng”.