Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Khám phá Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon
(www.phatminh.com) Nhiều người hẳn sẽ ngỡ ngàng trước dáng vẻ khổng lồ đáng sợ của loài "thủy quái" nước ngọt lớn nhất thế giới này.

Nhắc đến cá khổng lồ, chúng ta hay nghĩ đến các loài cá mập, cá heo hay cá voi ở biển nhưng ở ngay khu vực sông thôi, bạn sẽ phải bất ngờ trước những kích thước cực "khủng" của các loài cá. 

Và hẳn bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng về loài cá khổng lồ mang tên Arapaima - "quái vật" nước ngọt vùng Amazon dưới đây.

Được nhà sinh vật học người Thụy Sĩ - Louis Agassiz phát hiện vào năm 1829, loài cá Arapaima (hay cá hải tượng long, cá hải tượng hay cá Piracuru) sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ được xem là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. 

151130ca01-37208

Cá hải tượng long trưởng thành có thể đạt đến độ dài hơn 2m, thậm chí có con dài hơn 2,5m với trọng lượng trung bình khoảng 100kg. 


Với một số cá thể đặc biệt, trọng lượng của cá hải tượng có thể đạt tới 200kg, dài 3m. Trên thế giới đã từng ghi nhận phát hiện một chú cá hải tượng long dài tới 4m, nặng 300kg.

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 1.

Cá hải tượng non có vảy màu xám bạc, thân hình tròn và thuôn dài, với phần đầu trông giống đầu cá lóc. Cá trưởng thành có màu sắc đậm hơn, ngả nâu xám và có ánh kim. 

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 2.

Trên vảy vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn của cá đều xuất hiện các điểm màu đỏ cam khiến chúng càng trở nên đặc sắc.

Tuy to xác vậy nhưng cá Arapaima rất nhát gan. Khi bị giật mình, nó sẽ quẫy và bắn nước rất mạnh như một cách để phô trương ngoại hình. 


Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 3.

Do đó mà nhiều siêu cần thủ thường rỉ tai nhau rằng, khi săn loài cá này, bạn đừng làm chúng hoảng sợ, chỉ khi bạn thấy chúng nổi lên và bơi nhẹ nhàng thì bạn mới có cơ may tóm gọn được nó mà thôi.

Một trong những điểm đặc biệt ở cá hải tượng long là chúng có khả năng thở bằng cách đớp không khí bên trên mặt nước. Bên cạnh mang, loài cá này còn "giải nén" oxy từ không khí nhờ sở hữu lớp mao mạch trong cổ họng - có chức năng như phổi của động vật trên cạn. 


Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 4.

Nhờ vậy, cá Arapaima có thể sống sót qua mùa nước cạn hay trong điều kiện thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng. Tuy nhiên, việc hít thở không khí này phải diễn ra 5 - 15 phút một lần.


Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 5.

Thức ăn thường ngày của Arapaima gồm cá, động vật giáp xác hay sinh vật nhỏ gần bờ. Tuy nhiên, đôi lúc, Arapaima muốn phô diễn sức mạnh nên đã quăng mình thiện nghệ bằng cách phi thân lên khỏi mặt nước vài mét để tóm con mồi như rắn, chim...


Hải tượng long có hàm răng khá sắc nhọn để xẻ thịt con mồi. Do đó, nhiều người cho rằng, với các loài ở vùng sông Amazon thì Arapaima là sát thủ số 1.

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 6.

Cá hải tượng cũng có tập tính sinh sản giống như các loài cá rồng. Điều đó có nghĩa là sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ thụ tinh rồi ngậm ấp trứng trong miệng suốt từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 4. Khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, nước ở các ao hồ dâng cao cũng là lúc cá con nở và bắt đầu cuộc sống vào mùa nước lụt.

Lúc này, cá cha mẹ sẽ kiểm soát đàn con bằng cách tiết ra một loại pheromone có tác dụng cuốn hút - giúp cá con "không lạc đường".

 

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 7.

Mặc dù có kích cỡ khủng nhưng do sở hữu hình dáng đẹp cùng màu sắc bắt mắt nên cá hải tượng được cư dân Nam Mỹ lựa chọn nuôi làm cá cảnh. Không những thế, người dân ở Đông Nam Á - cụ thể là người Thái Lan cũng có sở thích nuôi loài cá này.

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 9.

Do được sử dụng làm thực phẩm, được coi là đặc sản ở vùng Nam Mỹ, có nguồn kinh tế cao nên cá hải tượng bị săn lùng ráo riết. 

Bên cạnh việc cung cấp lượng thịt cá ngọt, ngon - dùng trong thực phẩm, ít ai ngờ, phần lưỡi của cá hải tượng là nguyên liệu cần thiết để chế tạo ra thuốc y dược. 

Cụ thể, phần lưỡi của cá hải tượng sấy khô, kết hợp cùng vỏ cây guarana sẽ tạo ra hỗn hợp dùng để tẩy giun. Ngoài ra, phần vảy cá còn được sử dụng như chiếc dũa móng tay.

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 10.

Cận cảnh loài "quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh" ở Amazon - Ảnh 11.

Kết quả khảo sát ở cộng đồng ngư dân sống tại bang Amazon cho thấy, loài cá hải tượng này đã biến mất trên nhiều khúc sông, nơi chúng từng xuất hiện khá thường xuyên trước đó.

Nguồn:  NationalGeographic, DiscoveryNews

Theo KiA / Trí Thức Trẻ
(Nguồn: http://kenh14.vn/ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh (30/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thích thú với loài giun biển ’đội lốt’ cây thông Noel (24/12/2015)
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất (22/12/2015)
Chuyện lạ về hòn đá có mắt, biết khóc ở Trung Quốc (19/12/2015)
Những điều thú vị về hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương (14/9/2015)
Những hố xanh sâu thẳm trên thế giới (28/8/2015)
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước (14/7/2015)
Những lợi ích của việc mất mạng  (24/9/2014)
Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao (24/9/2014)
Điều chưa biết về loài ”sâu-cỏ” giá bạc tỷ (21/8/2014)
Những cách để con người trở nên bất tử (21/8/2014)
Bí mật trong vải bọc xác ướp của người Ai Cập cổ đại (21/8/2014)
Tại sao chúng ta cắn móng tay? (21/7/2014)
Kết quả khai quật di tích mộ cổ đầu tiên tại tỉnh Bến Tre (21/7/2014)
Phụ nữ khoe ảnh ”tự sướng” khêu gợi dễ bị coi thường? (18/7/2014)
Phát hiện tôm nòng nọc có nguồn gốc 200 triệu năm  (18/7/2014)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Thích thú với loài giun biển 'đội lốt' cây thông Noel
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước
Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt