Tác động vào đoạn cuối của nhiễm sắc thểCơ thể sinh vật gồm nhiều tế bào. Trong mỗi tế bào có nhân. Trong nhân tế bào có nhiễm sắc thể dính vào nhau theo từng cặp. Con người có 23 cặp tương ứng 46 nhiễm sắc thể. Một cặp nhiễm sắc thể bao gồm hai sợi ADN cuộn vào nhau như lò xo. ADN (Deoxyribo Nucleic Acid) mang nhiều gene và là chỉ thị được mã hoá để cơ thể sinh vật biết cách sản xuất ra các tế bào, các bộ phận khác và cách vận hành chúng. Telomere (màu đỏ) là đoạn cuối của nhiễm sắc thể. (Ảnh: spectracell.com)
Telomere nằm ở đoạn cuối của nhiễm sắc thể. Chúng cũng chứa những đoạn ADN nhưng không phải là gene. Telomere có nhiệm vụ bảo vệ phần tận cùng của nhiễm sắc thể và ngăn không cho chúng dính vào nhau - giống như những mẩu chất dẻo ở hai đầu giữ cho sợi dây buộc giày khỏi bị xơ. Các đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ ngắn hơn sau mỗi lần tế bào phân chia và quá trình rút ngắn cứ tiếp diễn cho đến khi tế bào không thể phân chia được và chết. Tuy nhiên, telomerase, một enzyme đặc biệt, có khả năng duy trì và phục hồi chiều dài của telomere, Healthday đưa tin. Một nghiên cứu chứng minh rằng telomerase được "kích hoạt" trong phần lớn tế bào ung thư. Telomerase bắt đầu hoạt động khi con người còn ở dạng bào thai - giai đoạn mà các tế bào phân chia cực nhanh. Trước tuổi thứ 4 hoặc 5, telomerase sẽ ngừng hoạt động trong đa số tế bào. Điều đó có nghĩa là đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ thoái hóa theo thời gian khiến các tế bào già và cuối cùng ngừng phân chia. Hậu quả là chúng ta sẽ chết vì già. Nhưng nhờ có telomerase nên các tế bào ung thư chẳng những không chết mà còn sinh sôi theo từng ngày. Nhân bản Ảnh minh họa: popsci.com
Các nhà khoa học đã đạt những thành tựu lớn với kỹ thuật nhân bản. Nhờ kỹ thuật sinh sản vô tính, con người có thể tạo ra cá thể sống với cấu tạo đa bào giống hệt bản gốc về mặt di truyền. Tất nhiên, trí óc của bản sao không thể giống hệt bản gốc. Nếu không cần một cá thể sống hoàn chỉnh, ta vẫn có thể nhân bản các cơ quan nội tạng và cấy chúng vào cơ thể của nguyên bản. Khao khát sống mãi của con người có thể trở thành hiện thực nhờ kỹ thuật tiên tiến đó, Popsci nhận định. Ngăn quá trình lão hóaSENS là 4 từ viết tắt của Strategies for Engineered Negligible Senescence (Những phương pháp loại bỏ sự lão hóa). Trong giới tự nhiên, ban đầu giới khoa học dùng khái niệm “loại bỏ lão hóa” cho tôm hùm và thủy tức, bởi chúng không trải qua quá trình lão hóa, Livescience cho hay. Các nhà sinh học nghiên cứu về SENS muốn diệt mọi loại bệnh do lão hóa gây ra. Mục tiêu của họ không phải là tạo ra thần dược để chữa mọi loại bệnh cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mà là tạo ra nhiều liệu pháp nhằm làm giảm bệnh tật và quá trình lão hoá tuỳ vào cơ địa của mỗi cá nhân. Tôm hùm không chịu tác động của quá trình lão hóa. (Ảnh: blogspot.com)
Để khích lệ quá trình nghiên cứu và tìm ra những phương pháp như thế, Quỹ Methuselah, một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ ra đời nhằm kéo dài tuổi thọ của con người, đã hứa sẽ trao giải thưởng cho những nhà khoa học có thể phá kỷ lục trong việc kéo dài tuổi thọ ở chuột - nền tảng để nghiên cứu kéo dài tuổi thọ con người. Kỷ lục hiện tại là 1.819 ngày - con số khá ấn tượng đối với một loài vật có tuổi thọ tự nhiên chỉ dưới một năm. Bất tử nhờ tiến hóa Ảnh minh họa: Livescience
Marios Kyriazis, một nhà sinh vật học nổi tiếng khắp thế giới nhờ những nghiên cứu trong lĩn vực chống lão hóa, tin rằng bất tử là một hệ quả không thể tránh khỏi của quá trình tiến hóa, Newscientist cho hay. Não của con người sẽ trở nên phức tạp hơn để có khả năng duy trì sự sống cho cơ thể trong thời gian vô hạn. Quá trình lão hóa sẽ chậm lại để từ từ thích nghi với bộ não mới, và cuối cùng sẽ dừng khi cơ thể ta hoàn toàn tiến hoá vượt bậc. |