Nghiên cứu trên do nhà khoa học Amar Cheema của Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick của Đại học Houston thực hiện với xuất phát điểm ban đầu từ chính quan sát vềhiện tượng chọn vé chơi xổ số của khách du lịch tới Florida trong cái nóng oi bứccủa mùa hè. Ở đó du khách có thiên hướng bỏ qua những vé số ở đơn vị hàng chục và chọn những vé số dạng lotto 6 con số truyền thống. Thậm chí đa số du khách còn chỉ lấy một vé số và chỉ ghi một vài số điện thoại và đó. Nhưng trái lại ở vùng khí hậu mát mẻ như bang Alaska, những người đưa ra quyết định lựa chọn vé số theo sự yêu thích. Sự khác biệt này đã tạo nên những cơ hội may mắn khác nhau. Nó cho thấy, trong thời tiết lạnh, những du khách có thể cân nhắc lựa chọn và đưa ra lựa chọn tốt nhất, bất kể trong trường hợp phức tạp hơn. Còn trong thời tiết nóng hơn, người chơi xổ số lại thường chọn theo cách quen thuộc và đơn giản nhất. Cụ thể đó là chọn xổ số lotto 6 số. Cách chọn đơn giản này làm cho tỉ lệ người trúng vé số ở Florida rất thấp chỉ có khoảng 1 trong 22.957.480 cơ hội trúng. Nhiệt độ tác động tới sự lựa chọn chơi xổ số của du khác? (Ảnh minh họa)
Sau đó hai nhà nghiên cứu Amar Cheema của Đại học Virginia và Vanessa M. Patrick của Đại học Houston đã thu thập dữ liệu bán hàng với nhiều loại hình trò chơi xổ số ở St Louis County trong suốt một năm. Trên cơ sở đó họ tìm ra sự khác biệt trong mô hình kinh doanh và quy đổi tương tác với nhiệt độ mỗi ngày. Các kết quả đem lại thật ấn tượng. Với loại bán vé số cào đòi hỏi người mua phải đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau cho thấy cứ tăng 1 độ F thì làm giảm cơ hội trúng 594 USD. Trong khi đó, bán xổ số vé lại đòi hỏi quyết định ít hơn nên người mua trúng thưởng dường như không bị ảnh hưởng. Từ những quan sát trên, hai nhà nghiên cứu đã quyết định thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về mối tương quan giữa thời tiết và sự lựa chọn phức tạp trong nhận thức của con người bằng hàng loạt các thi nghiệm so sánh khả năng nhận thức của con người ở trong các môi trường nhiệt độ giao động từ 67 độ F đến 77 độ F. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người tham gia thử nghiệm có xu hướng thoải mái nhất khi ở nhiệt độ khoảng 72 độ F (khoảng 22 độ C). Mặc dù chỉ lệch so với nhiệt độ tối thiểu và tối đa trong nghiên cứu 5 độ F nhưng nó lại tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tác động tới chức năng nhận thức của con người. Những người tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã được yêu cầu đọc lại một bài báo trong khi họ ở nhiệt độ 67 độ F và 77 độ F. Những người ở nhiệt độ phòng nóng hơn có khả năng kiểm soát tốt nhận thức kém hơn nhiều so với những người ở trong phòng mát hơn. Họ không xác định được gần một nửa số lỗi chính tả và ngữ pháp của bài báo, còn những người trong phòng lạnh chỉ bỏ sót khoảng 1/4 lỗi của bài báo. Những kết quả này cho thấy, ngay cả trong khi thực hiện những nhiệm vụ nhận thức đơn giản thì con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường xung quanh. |