Tuy
nhiên, mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins lại khẳng
định chiều dài đôi chân của người Neanderthal ngắn hơn so với người hiện
đại cho phép họ di chuyển dễ dàng và hiệu quả trên địa hình đồi núi dốc
nơi họ sinh sống.
Một gia đình người Neanderthal.
“Trước đây, những nghiên cứu về
chiều dài các chi thường đưa ra kết luận rằng với loài có chi ngắn hơn
(người Neandertals là một ví dụ), thì việc di chuyển cũng như vận động
sẽ kém hiệu quả hơn, bởi vì họ phải thực hiện nhiều bước đi hơn. Thế
nhưng, các nghiên cứu đó chỉ tiến hành ở những khu vực bằng phẳng”, Ryan Higgins, người đứng đầu nhóm khoa học cho biết.
“Kết quả từ nghiên cứu mà chúng tôi
thực hiện chỉ ra rằng hiệu quả di chuyển của người Neandertals trong
điều kiện núi dốc không hề kém hơn so với người hiện đại”, ông nói thêm.
Người Neanderthal là một loài trong chi
người đã tuyệt chủng, sống vào khoảng 40.000 năm đến 200.000 năm trước
đây ở châu Âu và Tây Á. Họ có tầm vóc thấp bé với đôi chân ngắn. Vào
thời kỳ này, nhiệt độ môi trường luôn ở mức rất thấp.
Bởi vì cơ thể các loài động vật
có vú ở những nơi giá lạnh thường có xu hướng nhỏ gọn, cho nên các nhà
khoa học nhanh chóng đi đến kết luận rằng nhiệt độ môi trường là nguyên
nhân chính khiến chân tay của họ ngắn so với con người hiện đại – nhóm
người cư trú ở khu vực ấm áp hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, bằng cách sử
dụng một mô hình toán học liên quan đến kích thước chân với góc nghiêng
khi di chuyển trên địa hình đồi núi, Higgins nhận thấy trong điều kiện
như vậy, đôi chân ngắn sẽ có lợi thế hơn là đôi chân dài của người hiện
đại.
Bên cạnh đó, phát hiện này cũng giúp giải thích về đặc điểm tầm vóc của nhiều loài động vật khác nhau.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học của Mỹ - American Journal of Physical Anthropology.