Vào
tháng 6/1972, khi quặng uranium từ Oklo được chuyển về nhà máy của
Pháp. Sau khi tiến hành các phép kiểm tra, các nhà khoa học Pháp đã phát
hiện ra rằng hàm lượng uranium 235 (một loại nhiên liệu của lò phản hạt
nhân) trong số quặng từ Oklo chuyển về rất thấp, thậm chí không tới
0,3%. Trong khi đó, hàm lượng uranium 235 trong quặng uranium thông
thường đạt 0,711%. Hiện tượng kỳ lạ này khiến các nhà khoa học Pháp đặc
biệt quan tâm và họ đã dùng rất nhiều cách khác nhau để tìm hiểu xem
nguyên nhân vì sao hàm lượng uranium 235 trong quặng từ Oklo chuyển về
lại thấp như vậy.
Lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử được tìm thấy ở Oklo.
Sau một thời gian nghiên cứu và thảo
luận, cuối cùng các nhà khoa học đã kinh ngạc phát hiện ra rằng, hóa ra
nguyên nhân khiến hàm lượng uranium 235 trong quặng ở Oklo thấp là vì nó
đã bị đốt, nghĩa là đã qua sử dụng. Đây là phát hiện làm chấn động giới
khoa học lúc bấy giờ. Rất nhiều người đã lặn lội tới tận Oklo để tìm
chân tướng sự thực.
Sau một thời gian dài nỗ lực tìm hiểu, các nhà khoa học khẳng định tại Oklo có một lò phản ứng hạt nhân từ thời cổ xưa.
Lò phản ứng hạt nhân này gồm16 khu vực
với khoảng 500 tấn quặng uranium tạo thành. Theo nghiên cứu của các nhà
khoa học, mỏ uranium ở Oklo được hình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước.
Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa này bắt đầu “vận hành” vào khoảng 500 ngàn năm trước.
Với một lò phản ứng được bảo tồn nguyên
vẹn, thiết kế khoa học, kết cấu hợp lý với tuổi thọ 2 tỷ năm, các nhà
khoa học cực kỳ băn khoăn. Bởi lẽ lò phản ứng này do ai thiết kế, xây
dựng? Câu hỏi này cho tới nay vẫn là một câu đố đầy thách thức với giới
khoa học.
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, đây là một lò phản ứng hạt nhân tự nhiên?
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng,
nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên
không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các
phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.
Tới năm 2006, các nhà khoa học một lần
nữa khẳng định rằng, từ 2 tỷ năm trước đã có một lò phản ứng cỡ lớn hoạt
động, phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn
năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình
độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.
Vị trí của Oklo trên bản đồ.
Theo kiến thức hiện đại thì vào 2 tỷ năm
trước trên trái đất chỉ có các loài tảo, con người vẫn chưa xuất hiện.
Cho tới thời kỳ đầu của kỷ đệ tứ, Đại Tân sinh (khoảng hơn 3 triệu năm
trước) mới xuất hiện vượn người đầu tiên. Do đó, có thể khẳng định rằng,
lò phản ứng hạt nhân ở Oklo tuyệt đối không phải sản phẩm của nhân
loại. Nếu theo cách suy luận này thì liệu đây có phải là chứng cứ của
người ngoài hành tinh? Hay là một kiệt tác của một nền văn minh thời
tiền sử mà con người chưa từng biết tới.
Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thiết vô cùng "lãng mạn" rằng,
vào 2 tỷ năm trước, người ngoài hành tinh đã dùng một chiếc phi thuyền
sử dụng động cơ nguyên tử tới Trái đất. Những người ngoài hành tinh này
đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân tại Oklo để có năng lượng cung cấp
cho hoạt động của họ trên Trái đất. Sau đó, họ rời khỏi Trái đất và để
lại lò phản ứng hạt nhân cổ xưa ở Oklo.
Cũng có người cho rằng, đó không phải là
sản phẩm của người ngoài hành tinh mà là một kiệt tác của những nền văn
minh cổ xưa mà con người chưa từng biết tới. Theo họ, vào 2 tỷ năm
trước, xã hội loài người đã phát triển tới mức độ rất cao. Tuy nhiên, do
luôn cạnh tranh và thù địch lẫn nhau nên đã nổ ra một cuộc chiến tranh
hạt nhân. Loài người bị hủy diệt nhưng vẫn để lại những dấu vết rất nhỏ
và lò phản ứng hạt nhân ở Oklo chính là một trong những dấu vết ấy. Bên
cạnh giả thiết táo bạo trên, khoa học còn có những giải thích khác.