banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện ếch có răng nanh ở Indonesia
(phatminh.com) Các nhà khoa học Canada tuyên bố đã phát hiện 9 loài ếch có răng nanh mới tại đảo Sulawesi, Indonesia.
Nhà sinh vật học Ben Evans thuộc ĐH McMaster, Canad cùng các cộng sự đã dành nhiều năm thám hiểm vào ban đêm dọc theo các con sông trong các khu rừng trên đảo Sulawesi, bất chấp nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là rắn hổ mang. Kết quả là, họ đã bắt được 683 con thuộc 13 loài ếch có răng nanh khác nhau.

Một loài ếch có răng nanh mới phát hiện trên đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích ADN và lập bản đồ phân bố của 13 loài ếch có răng nanh, xác định chúng thuộc chi ếch Limnonectes, trong số này có 9 loài mới đối với giới khoa học.

Theo bài báo đăng trên tạp chí National Geographic (Mỹ), răng nanh của các loài ếch này không phải là răng thực sự mà là phần xương hàm nhô lên và một vài chiếc răng trong số chúng không thể nhìn thấy qua khe nướu.

Một loài ếch có răng nanh khác mới phát hiện. Ảnh: National Geographic.

Giáo sư Evans hiện chưa biết rõ vì sao các loài ếch này lại tiến hóa có răng nanh, nhưng có một khả năng là chúng dùng răng giả như gai nhọn để giữ chặt con mồi bắt được trong nước như nòng nọc, côn trùng và cả những con cá nhỏ.

Ngoài ra, có thể chúng dùng răng nanh để chiến đấu với những con ếch đực khác nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để tự vệ trước kẻ thù. Tuy nhiên, các nhà khoa họcchưa ghi nhận được trường hợp nào ếch dùng răng để cắn người.

Một loài ếch có răng nanh bảo vệ ổ trứng trên lá cây tại đảo Sulawesi. Ảnh: National Geographic.

Các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi rất đa dạng về hình thái cơ thể, một vài loài to lớn với chiều dài cơ thể khoảng 10cm và màng chân rộng giúp chúng dễ dàng “bơi” nhanh trong nước. Ngược lại, một số loài khác nhỏ hơn với chiều dài cơ thể khoảng 5cm và có màng chân hẹp giúp chúng thích nghi tốt hơn với phần lớn cuộc sống trên cạn.

Một trong 9 loài ếch có răng mới đối với giới khoa học. Ảnh: National Geographic.

Bên cạnh việc phát hiện sự đa dạng của các loài ếch có răng nanh trên đảo Sulawesi, giáo sư Evans còn bày tỏ mối lo ngại: “Trong quá trình nghiên cứu, vài loài ếch có răng nanh được chúng tôi thu thập trong các khu vực rừng bị tác động nghiêm trọng bởi vấn nạn khai thác gỗ, nhiều nơi chúng tôi quay trở lại vài năm sau thì nhận thấy các khu rừng tại đây đã biến mất”.

Các nhà khoa học không nghĩ các loài ếch có răng nanh này có thể bị tuyệt chủng, nhưng chính quyền địa phương cần có những biện pháp bảo tồn ưu tiên chúng trên hòn đảo này. 

(Nguồn: Theo VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vitamin C hỗ trợ việc điều trị căn bệnh Alzheimer (20/8/2011)
Bọ cánh cứng – giải pháp diệt cỏ dại (18/8/2011)
Cách ”vụng trộm” của loài mực (17/8/2011)
Bắt được trăn gấm ”nuốt sống dê” (17/8/2011)
Phát hiện mới về tập tính sinh sản của cá rồng biển (16/8/2011)
“Chuyển nhà” cho nhện bọ rùa (15/8/2011)
Phát hiện nhiều kiến chúa chung một tổ (15/8/2011)
Cá mập cũng mặc áo “tàng hình” (15/8/2011)
Phát hiện được 16 loài côn trùng gây hại ở cây càphê (11/8/2011)
Kẻ khổng lồ giữa các loài dơi muỗi (11/8/2011)
Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu  (11/8/2011)
Ban bố lệnh giới nghiêm vì bướm (11/8/2011)
Phát hiện hóa thạch của 2 loài gặm nhấm mới (10/8/2011)
Vì sao nhện cái to con hơn nhện đực?  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (9/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt