banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nông nghiệp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
(phatminh.com) Sự khác biệt giữa chất dẻo thường và chất dẻo sinh học là gì? Hầu hết chất dẻo được tạo thành thông qua quá trình hóa dầu. Nói cách khác họ bắt đầu từ các sản phẩm phụ hóa học của dầu tinh chế, biến thành một loạt các loại chất dẻo thông qua các quá trình hóa học hình thành nên chuỗi phân tử được gọi là polyme. Các polyme này đinh hình nên cấu trúc
Chất dẻo sinh học thì lại có nguồn gốc từ thực vật. Nó có thể được chế tạo ra từ đường, ngô hoặc từ các loại vỏ cây. Cỏ switch cũng là một nguồn nhiên liệu phổ biến để sản xuất, nó có ở khắp mọi nơi với sức sinh trưởng mạnh. Hơn hết là sử dụng nó làm nguyên liệu sẽ không ảnh hưởng tới giá lương thực.
 

 
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng chất dẻo sinh học có thể phân hủy nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Một số loại chất dẻo sinh học có thể phân hủy, một số thì không. Trong thực tế, nhiều loại chất dẻo sinh học vẫn không khác gì chất dẻo thường. Vậy tương lai của chất dẻo sinh học sẽ như thế nào ?
 
Tiềm năng của chất dẻo sinh học
 

 
Chúng được sử dụng thường xuyên trong bao bì dù rằng có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác giống như chất dẻo thường.
 
Một vài công ty sẽ sử dụng chất dẻo sinh học như Coca-Cola với dự án PlantBotle - làm vỏ chai với 30% nguyên liệu từ thực vật. Các chai sẽ được làm từ polyethylene terephthalate (PET) – cùng một loại chất dẻo chiết xuất từ quá trình hóa dầu trong đó có 30% từ đường ethanol Brazil. Tất nhiên, các chai này không bị phân hủy sinh học. PET cũng được Toyota sử dụng trong việc sản xuất các phụ tùng nội thất và được nhà sản xuất di động AT & T sử dụng để làm vỏ điện thoại và các linh kiện.
 

 
Một dạng khác của chất dẻo sinh học cũng được sử dụng khá phổ biến được tạo ra từ polyactic acid(PLA) trong các sản phẩm bao bì và quần áo.
 
Những thách thức phải đối mặt
 

 
Chất dẻo sinh học hiện tại có giá thành cao hơn so với chất dẻo thông thường từ 20% cho đến 100%. Quá trình sản xuất chất dẻo hóa dầu đã được công nghiệp hóa trong nhiều thập kỉ nên đạt hiệu suất cao hơn so với sản xuất chất dẻo sinh học. Mặt khác, quá trình sản xuất chất dẻo sinh học cũng tồn tại những vấn đề như chất thải trong sản xuất hay việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và việc chuyển đổi từ rừng sang nông nghiệp gây mất cân bằng về lợi nhuận. Bạn cũng cần phải phân chia các loại chất dẻo có nguồn gốc khác nhau để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất : nếu kết hợp một ít PLA với PET sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng thấp
 

 
Khả năng phân hủy và tái chế cũng là một thách thức lớn. Vấn đề đầu tiên đó là có rất nhiều dạng phân hủy sinh học. Một số phân hủy dưới tác động của oxy và tia cực tím do đó chỉ cần để dưới ánh nắng mặt trời nhưng quá trình này cũng phải mất nhiều năm và giải phóng ra các hóa chất độc hại. Số khác lại đòi hỏi người dùng phải nắm rõ được cách thức phân hủy. Tệ hơn cả, quá trình phân hủy sẽ giải phóng ra khí mê-tan – nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính còn cao hơn so với khí carbon.
 
Thị trường chất dẻo sinh học hiện tại phát triển chậm nhưng đều đặn và là một thị trường vô cùng tiềm năng nhưng nhìn chung ngành sản xuất chất dẻo sinh học vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước khi có thể thu được lợi nhuận từ chất dẻo sinh học.
(Nguồn: howstuffworks )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC ”PHÁT MINH” ĐỘC QUYỀN (19/4/2014)
Hệ thống thiết bị chế biến hạt giống cây trồng (27/12/2013)
Hiệu quả của công nghệ phun tưới tự động (27/12/2013)
Làm giàu từ phát triển cây dược liệu (25/12/2013)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (25/12/2013)
Hiệu quả “kép” từ việc ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng (25/12/2013)
Mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” (21/12/2013)
Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi (20/12/2013)
An Giang ứng dụng ảnh viễn thám vào sản xuất lúa (20/12/2013)
Dưa hấu Việt Nam sẽ bảo quản được 10 năm (27/6/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Biến lúa thường thành lúa thơm (19/4/2012)
Lai tạo thành công giống lúa mì chịu mặn cho năng suất cao (9/4/2012)
”Cam máu” sẽ bành trướng khắp thế giới (16/3/2012)
Cây biến đổi gene vẫn gây nghi ngại (25/2/2012)
Sáng chế ra ”Robot đa năng phục vụ nông nghiệp” (16/2/2012)
Phát hiện gene đa kháng bệnh trên lá ngô (7/2/2012)
Giống thanh long mới ruột tím hồng (3/2/2012)
Thiết bị diệt cỏ cho người làm vườn (30/1/2012)
Nhật Bản: Dùng vịt thay thuốc hóa học diệt sâu, cỏ (14/1/2012)
Mỹ lo ngại ngô biến đổi gene (3/1/2012)
Cứ sinh vật ngoại lai là xâm hại? (29/12/2011)
Ông Cua vinh danh nhờ cây lúa (23/12/2011)
Phát hiện giống lúa ”chịu” được biến đổi khí hậu (20/12/2011)
Thuốc trừ sâu đang làm hại lúa (19/12/2011)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (16/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC "PHÁT MINH" ĐỘC QUYỀN
Máy thu hoạch lạc
Máy cấy lúa mi ni
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp
Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt