banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Nông nghiệp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Giống thanh long mới ruột tím hồng
(phatminh.com) Màu sắc đẹp, ruột tím hồng, ít nhiễm côn trùng, chất lượng tốt và năng suất cao... là đặc điểm của giống thanh long mới LĐ5.

Năng suất cao, chất lượng tốt, ít nhiễm côn trùng, bệnh hại và đặc biệt là có màu sắc đẹp, ruột tím hồng… Đó là những ưu điểm vượt trội của giống thanh long mới, chuẩn bị cho trồng sản xuất thử từ năm 2012.

Mẫu quả thanh long ruột tím hồng
Mẫu quả thanh long ruột tím hồng

Giống mới này có tên thanh long ruột tím hồng LĐ5. Đây là giống thanh long ruột tím hồng lần đầu tiên được các nhà khoa học thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) lai tạo tại Việt Nam. Cục Trồng Trọt (Bộ NN-PTNT) đã cho phép trồng khảo nghiệm rộng rãi tại nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ từ tháng 12 năm 2010.

Đa dạng hóa quả thanh long

Theo Th.S Trần Thị Oanh Yến, Viện Cây ăn quả miền Nam, thanh long là loại trái cây rất có giá trị, dùng ăn tươi hoặc làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai giống/loại thanh long được trồng phổ biến là thanh long Ruột trắng (Chợ Gạo và Bình Thuận) và thanh long Ruột đỏ Long Định 1, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm quả thanh long trên thị trường trong và ngoài nước.

Cây thanh long ruột tím hồng
Cây thanh long ruột tím hồng

Qua thực trạng sản xuất thanh long ở nhiều địa phương, các nhà khoa học thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam nhận thấy việc nghiên cứu cải thiện năng suất và chất lượng quả thanh long ở Việt Nam là vấn đề cần thiết. Vì vậy, cần bổ sung nguồn giống mới để đa dạng chủng loại giống cây ăn quả ở nước ta nói chung và giống thanh long chất lượng cao nói riêng.

Từ đó, năm 2009 một nhóm các nhà khoa học Phòng chọn tạo giống, Viện Cây ăn quả miền Nam đã chọn lọc và tiến hành lai hữu tính giữa giống thanh long Ruột đỏ Long Định 1 và giống thanh long Ruột trắng Chợ Gạo. Sau thời gian đánh giá chất lượng quả tập đoàn con lai và dòng lai thanh long có triển vọng trồng khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng, nhóm đã cho ra đời giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 đầu tiên tại Việt Nam.

Năng suất 22 tấn/ha

Các nhà khoa học đã đưa 11 dòng lai ra trồng khảo nghiệm đánh giá tại ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu so sánh với hai giống địa phương. Sau gần 2 năm rưỡi trồng khảo nghiệm, giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 cho kết quả mỹ mãn do có năng suất cao hơn hẳn so với các mẫu thanh long đối chứng (đạt gần 22 tấn/ha), cụ thể như: cao hơn từ 5-10% so với thanh long ruột đỏ Long Định 1 (gần 19 tấn/ha) và 30-40% so với thanh long ruột trắng Bình Thuận (hơn 13 tấn/ha).

Th.S Nguyễn Ngọc Thi, tác giả giống thanh long ruột tím hồng bên cạnh những cây thanh long ruột tím hồng sai trĩu quả
Th.S Nguyễn Ngọc Thi, tác giả giống thanh long ruột tím hồng
bên cạnh những cây thanh long ruột tím hồng sai trĩu quả

Ngoài ra, giống thanh long ruột tím cho rất nhiều quả, trung bình là trên 66 quả/trụ/năm, ưu thế hơn giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 chỉ đạt trên 55 quả và thanh long Ruột trắng Bình Thuận chỉ đạt trên 50 quả.

Th.S Nguyễn Ngọc Thi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chọn lọc, lai tạo cho biết: Giống này có sinh trưởng khá mạnh, ra hoa rãi vụ gần như quanh năm. Quả khá to (trên 380g/quả), màu vỏ khá đẹp, bóng; tai quả thường xanh; thịt quả màu tím hồng, khá chắc, ít nước, hạt cỡ trung bình đến khá; trong hai vụ quả đầu tiên khảo sát đều đạt tỷ lệ thịt quả ăn được cao (74,68-75,41%); vị quả ngọt chua (độ brix: 16,76; pH: 4,85). “Đặc biệt, giống thanh long ruột tím hồng nhiễm rất ít côn trùng và bệnh hại, nhất là bệnh thán thư và bệnh đốm đen. Trong khi đó, giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 thường nhiễm kiến và bệnh bồ hóng, giống thanh long ruột trắng nhiễm từ ít đến trung bình bệnh thán thư và bệnh đốm đen trong cùng điều kiện trồng khảo nghiệm”, Th.S Thi nói.

Th.S Trần Thị Oanh Yến, Trưởng phòng Chọn tạo giống, Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng: việc lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 đã mở ra triển vọng về một nguồn hàng nông sản xuất khẩu mới có giá trị kinh tế cao.

Hiện nhóm nghiên cứu đã làm thủ tục xin đăng ký bảo hộ giống này tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới (Cục Trồng trọt- Bộ NN-PTNT) trước khi đưa ra sản xuất đại trà trong thời gian tới. “Với ưu điểm là tai quả xanh, thịt quả chắc, dòn và ít nước, quả ít bị nứt trên cây khi chín nên bảo quản được lâu và vị ngọt chua thanh, hy vọng khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, người nông dân bán được giá cao, đem lại lợi nhuận lớn cho người trồng thanh long”, Th.S Thi nhận định.

(Nguồn: Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC ”PHÁT MINH” ĐỘC QUYỀN (19/4/2014)
Hệ thống thiết bị chế biến hạt giống cây trồng (27/12/2013)
Hiệu quả của công nghệ phun tưới tự động (27/12/2013)
Làm giàu từ phát triển cây dược liệu (25/12/2013)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (25/12/2013)
Hiệu quả “kép” từ việc ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng (25/12/2013)
Mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” (21/12/2013)
Ứng dụng thành công công nghệ hạt nhân trong trồng bưởi (20/12/2013)
An Giang ứng dụng ảnh viễn thám vào sản xuất lúa (20/12/2013)
Dưa hấu Việt Nam sẽ bảo quản được 10 năm (27/6/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thiết bị diệt cỏ cho người làm vườn (30/1/2012)
Nhật Bản: Dùng vịt thay thuốc hóa học diệt sâu, cỏ (14/1/2012)
Mỹ lo ngại ngô biến đổi gene (3/1/2012)
Cứ sinh vật ngoại lai là xâm hại? (29/12/2011)
Ông Cua vinh danh nhờ cây lúa (23/12/2011)
Phát hiện giống lúa ”chịu” được biến đổi khí hậu (20/12/2011)
Thuốc trừ sâu đang làm hại lúa (19/12/2011)
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (16/12/2011)
Mô hình nông nghiệp bền vững cho đất phèn (9/12/2011)
Nghiên cứu sinh Việt đột phá trong nhân bản cây bạch đàn (24/7/2011)
Máy cấy lúa mi ni (21/7/2011)
Bò sữa biến đổi gen sản sinh ra sữa người (22/4/2011)
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp (22/4/2011)
Siêu vũ khí bảo vệ mùa màng (22/4/2011)
Máy thu hoạch lạc (22/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
NGƯỜI NÔNG DÂN HỌC LỚP 5 SỞ HỮU HÀNG CHỤC "PHÁT MINH" ĐỘC QUYỀN
Máy thu hoạch lạc
Máy cấy lúa mi ni
Robot đa năng phục vụ nông nghiệp
Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt