banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Kẻ khổng lồ giữa các loài dơi muỗi
(phatminh.com) Nhắc đến dơi muỗi, chúng ta thường hình dung ra những sinh vật bé nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, nếu bắt gặp loài dơi nếp mũi quạ, nhiều người sẽ bất ngờ bởi chúng không bé nhỏ tí nào.

Rađa biết bay

Loài dơi nếp mũi quạ có tên khoa học là Hipposideros armiger (Hodgson, 1835). Khác với đại đa số các loài trong họ hipposideridae nói riêng và nhóm dơi muỗi nói chung, dơi nếp mũi quạ có kích thước khổng lồ: sải cánh khoảng 0,45m, trọng lượng 37 – 51g.

Đây là loài có vùng phân bố rộng, trải dài từ Nepal đến Đài Loan. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận loài này có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai...

Loài dơi chân đệm thịt Tylonycteris pachypus, đang nắm giữ kỷ lục về loài thú nhỏ nhất Việt Nam.
Loài dơi chân đệm thịt Tylonycteris pachypus, đang nắm giữ kỷ lục về loài thú nhỏ nhất Việt Nam.

Tương tự những người anh em bé nhỏ của mình, dơi nếp mũi quạ có khả năng bay lượn và định vị bằng sóng siêu âm rất tốt nhờ cấu trúc lá mũi rất phát triển. Cấu trúc lá mũi ở loài này khá phức tạp với các kết cấu trung gian và bốn nếp mũi phụ hai bên mõm.

Các thuỳ lá mũi theo thứ tự từ trán ra gồm có: gờ trước trán (có hình móng ngựa), lá sau, lá giữa, lá trước, đệm trung gian, lá mũi phụ. Tần số sóng siêu âm mà loài này sử dụng để định vị dao động quanh 78kHz.

Sau khi được sinh ra, dơi con thường bám vào dơi mẹ để bú sữa.
Sau khi được sinh ra, dơi con thường bám vào dơi mẹ để bú sữa.

Hiệp sĩ bóng đêm

Tuy kích thước to lớn hơn đại đa số các loài dơi muỗi khác, nhưng thức ăn chính của dơi nếp mũi quạ vẫn là các loài côn trùng nhỏ như mối, bướm đêm và một số loại bọ cánh cứng... Ban ngày chúng trú ngụ trong các hang đá thành từng nhóm nhỏ khoảng vài chục cá thể. Đôi khi, có thể bắt gặp dơi nếp mũi chia sẻ “ngôi nhà” của chúng với một vài loài dơi khác.

Khi mặt trời vừa lặn, dơi nếp mũi quạ bay ra khỏi chỗ trú, nhưng không đi kiếm ăn ngay mà đi tìm các vũng nước để “giải khát”, sau đó mới lao vào màn đêm, săn tìm những loài côn trùng ưa thích. Mùa sinh sản của loài này kéo dài từ tháng tư đến tháng bảy. Sau khi giao phối, những bà mẹ dơi thường tách bầy và bay tới một hang khác, tránh xa đám dơi đực đầy bọ chét để “lâm bồn”.

Thông thường, mỗi dơi mẹ chỉ sinh một dơi con. Sau khi sinh, dơi mẹ chăm sóc dơi con liên tục trong ba đến bốn ngày. Khi dơi con có thể tự bám vào trần hang, dơi mẹ mới bay ra ngoài kiếm ăn, nhưng cũng chỉ quanh quẩn quanh cái hang chúng để dơi con lại. Sau khoảng năm tháng, dơi con có thể tự kiếm mồi…

Loài dơi nếp mũi quạ Hipposideros armiger (bên trái) có cơ thể lớn hơn rất nhiều so với đồng loại.
Loài dơi nếp mũi quạ Hipposideros armiger (bên trái) có cơ thể lớn hơn rất nhiều so với đồng loại.

Dơi nếp mũi quạ là loài rất có ích, chúng là thiên địch của nhiều loài côn trùng có hại cho nông nghiệp. Theo tính toán của các nhà khoa học, một con dơi nếp mũi quạ mỗi đêm tiêu thụ một lượng côn trùng bằng 3/4 trọng lượng cơ thể nó. Một bầy dơi khoảng 50 con mỗi năm có thể tiêu diệt gần 700kg côn trùng. Ngoài ra, phân của loài dơi này chứa rất nhiều khoáng vi lượng, rất tốt để bón cho cây cảnh…

Kỷ lục siêu nhỏ

Nếu các loài thú ở Việt Nam tổ chức thi xem loài nào có kích thước nhỏ nhất thì dơi chân đệm thịt sẽ đoạt chức quán quân. Có tên như thế vì ngón và bàn chân loài dơi này mang đệm thịt dẹt, còn tên khoa học của chúng là Tylonycteris pachypus (Temminck, 1840). Chúng rất nhỏ, trọng lượng không quá 2g, sọ rất dẹp và mảnh: hộp sọ của chúng không dày quá 2,5mm, giữ kỷ lục hộp sọ nhỏ nhất trong số các loài thú Việt Nam.

Dơi chân đệm thịt có khả năng bay lượn và định vị bằng sóng siêu âm rất tốt (tần số sóng siêu âm mà loài này sử dụng vào khoảng 60kHz). Các nhà khoa học đã ghi nhận được loài dơi này ở nhiều địa phương như: Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum, Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai... Ban ngày, trong khi các loài dơi to lớn hơn phải chật vật đi tìm những hang động, tán cây hay hốc cây để treo ngược ngủ ngày, dơi chân đệm thịt nhờ kích thước nhỏ và cái sọ thuộc hàng “siêu dẹp”, có thể chui vừa các khe mọt trên các ống tre nứa, lồ ô trong rừng.

Dơi chân đệm thịt thường ngủ chung thành từng nhóm nhỏ khoảng năm bảy con. Khi mặt trời vừa lặn, dơi chân đệm thịt rời bỏ ngôi nhà ống tre ấm áp để bay đi kiếm mồi. Nhờ kỹ năng bắt côn trùng cực kỳ điêu luyện, mỗi đêm một chú dơi chân đệm thịt tiêu thụ một lượng côn trùng bằng 3/4 trọng lượng cơ thể.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu  (11/8/2011)
Ban bố lệnh giới nghiêm vì bướm (11/8/2011)
Phát hiện hóa thạch của 2 loài gặm nhấm mới (10/8/2011)
Vì sao nhện cái to con hơn nhện đực?  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (9/8/2011)
Archaeopteryx có phải là tổ tiên loài chim? (9/8/2011)
Đôi chân phụ nữ tiết lộ dấu hiệu bệnh tim  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (8/8/2011)
Dùng vi khuẩn vô hại trị vi khuẩn có hại (8/8/2011)
Xem cây “ăn thịt” chim sẻ (8/8/2011)
Chim cánh cụt cũng có thể bay  (8/8/2011)
Loài côn trùng khổng lồ tại vịnh Mexico  (5/8/2011)
Kỳ thú động vật phát sáng nhân tạo (4/8/2011)
Chuột tẩm chất độc vào lưng giết chết kẻ thù (4/8/2011)
Não teo vì ăn kiêng (4/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt