Các
chuyên gia cho rằng, điều đó đã cho phép chúng thoát khỏi được nanh
vuốt của kẻ thù dưới nước như hải cẩu, hải báo, cá voi sát thủ (orca)…
Những con chim cánh cụt có thể vọt lên khỏi mặt nước từ 2-3 mét.
Cho tới nay, người ta chưa quan tâm đến
cơ chế này và hiện mới chỉ có các nhà nghiên cứu Ireland phát hiện ra
rằng, trước khi nhảy xuống nước, chim cánh cụt dùng cánh tạo ra trong
nước một lượng lớn bọt không khí và để thắng sức cản của nước, chúng
tăng tốc bằng phản lực.
Những bọt không khí ấy tạo nên một lớp khí bao quanh thân chim cánh cụt chẳng khác gì “cái áo khí”, giúp chúng nổi lên mặt nước rất nhanh, với tốc độ lên tới 19 m/giây.
Theo các nhà khoa học, chim cánh cụt
hoàng đế có thân hình lớn nhất có thể vọt lên khỏi mặt nước từ 20 đến 50
cm, trong khi đó chim cánh cụt Adela nhẹ hơn, nên vọt lên cao tới 2-3
mét.
Trước đây các nhà khoa học đã tự đặt câu
hỏi vì sao chim cánh cụt khi nhảy khỏi mặt nước bao giờ cũng để lại một
đám bọt nhưng chưa giải thích được câu hỏi này. Mãi tới gần đây các
chuyên gia Ireland mới phân tích chuyển động của chúng bằng máy quay
phim chậm từ xa và mô tả được các động tác liên tiếp của loài chim này.