banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện hóa thạch của 2 loài gặm nhấm mới
(phatminh.com) Các nhà khoa học làm việc tại trường Y khoa, Đại học Case Western Reserve, Hoa Kỳ và Đại học Autónoma Tomás Frías, Bolivia, đã phát hiện 2 hóa thạch động vật gặm nhấm mới ở vùng cao nguyên khô cằn ở miền nam Bolivia.

Phát hiện hóa thạch của 2 loài gặm nhấm mới
Hóa thạch Quebrada Hondomys potosiensis
.

Hóa thạch lớn hơn trong phát hiện trên được đặt tên là Mesoprocta hypsodus, có thân hình đặc trưng trông giống như một con chuột lang với 4 chân dài như đang đi trên cà kheo, theo Darin Croft, giáo sư giải phẫu làm việc tại đại học Case Western Reserve, Hoa Kỳ. Hóa thạch nhỏ hơn có tên gọi là Quebradahondomys potosiensis, trông giống như một chú chuột gai nhỏ.

Phát hiện trên đã được đăng tải trên tạp chí Mammalian Evolution, theo đó thì 2 hóa thạch nói trên đại diện cho 2 loài gặm nhấm hoàn toàn mới.

"2 loài mới này khá hiếm," giáo sư Darin Croft nói. Nhóm nghiên cứu của Croft đã làm việc suốt 5 năm qua và đã xác định chỉ có một mảnh hóa thạch xương hàm từ mỗi con vật hóa thạch.

Giáo sư Darin Croft phải đến khu vực xa xôi hẻo lánh này, cách mực nước biển khoảng 12.000 feet, cũng như các khu vực đã tiến hành nghiên cứu trước đây chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và miền Trung Chile, trong khoảng 14 năm. Địa điểm khai quật này là một trong những khu vực cao nhất ở Tây bán cầu.

Croft và các đồng nghiệp đã phát hiện ra và dẫn chứng bằng tài liệu của hơn 24 loài động vật hữu nhũ mới, xếp loại từ những con thú có túi có kích cỡ nhỏ bằng con chuột cho tới những con tatu khổng lồ có móng guốc, và những động vật ăn cỏ có kích cỡ bằng con cừu trong thời gian đó.


Nghiên cứu trước đây sử dụng các kỹ thuật bức xạ kế và cổ từ học để xác định tuổi của các hóa thạch (ở điểm khai quật Quebrada Honda, Bolivia) cách đây trong khoảng 12,5 đến 13 triệu năm.


Mặc dù các chi tiết của 2 hóa thạch mới được phát hiện còn hạn chế, nhưng răng của chúng đã cung cấp những đặc tính cần thiết để xác định nguồn gốc giống loài và nhận dạng đặc trưng của chúng.


Hóa thạch Mesoprocta hypsodus có họ hàng với hai loài động vật gặm nhấm hiện tại là
agoutis acouchis, vốn sống trong khu vực rộng lớn phân bố từ Costa Rica đến Brazil. Những loài gặm nhấm này có những đặc điểm nổi bật như: cao, răng phức tạp, được biết đến với khuôn mặt dễ thương, chân dài và di chuyển nhanh nhẹn.

Căn cứ vào kích thước của răng và xương hàm, Croft ước tính loài động vật gặm nhấm đã tuyệt chủng có kích cỡ dài khoảng 45,72 cm đến 50,8 cm (với một chân cao khoảng 20,32 cm) và nặng từ 3,6 cho tới 4,5 kg.

Croft nói rằng mặc dù loài gặm nhấm này có thể ăn trái cây và các loại hạt, cũng giống như họ hàng hiện đại, chúng có răng bền chắc, chứng tỏ chúng đã từng mạo hiểm đi tìm thức ăn ở những khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, môi trường sống của chúng hiện không còn tồn tại trong khu vực Quebrada Honda, Bolivia.

Hóa thạch Quebradahondomys potosiensis là một loài chuột có kích thước tương đối giống như những con chuột gai còn tồn tại, là họ hàng của loài chuột và sóc len sống trên cây, có gai áo choàng và đuôi, tạo sự dễ dàng trong di chuyển để giúp chúng thoát khỏi dã thú. Hiện nay, chuột gai được tìm thấy khắp Trung Mỹ và hầu hết khu vực Nam Mỹ.

Răng hàm có hình dạng giống như "3" hoặc "E", là điển hình của một phân nhóm cụ thể của những con chuột gai và chứng tỏ các con vật gặm nhấm đã tuyệt chủng này ăn lá cây. Các nhà nghiên cứu cho rằng các con vật gậm nhấm này vừa sống trên cây và vừa kiếm ăn dưới mặt đất.

Ngoài hai loài mới ở trên, nhóm nghiên cứu của Croft cũng tìm thấy một số hóa thạch thuộc chi Acarechimys.

Các hóa thạch còn lại này cho thấy chúng là những động vật có kích thước chuột đồng, sống trong hang hốc, bụi rậm, ăn lá cây và hạt.

Hóa thạch thuộc chi Acarechimys, đã được tìm thấy từ Colombia cho tới mũi phía nam của Argentina, nhưng phân tích chặt chẽ là cần thiết để phân chia giống loài cụ thể. Các nhà nghiên cứu tiếp tục công việc tìm kiếm với hy vọng sẽ xác định được những giống loài mới từ những hóa thạch đã được tìm thấy.

Hoá thạch phổ biến nhất ở địa điểm khai quật này có họ hàng với loài sóc Len, toàn bộ chúng thuộc chi Prolagostomus. Chúng đã được tìm thấy với số lượng lớn đến nỗi các nhà nghiên cứu tin rằng đây loài động vật có tính xã hội cao, giống như một số họ hàng hiện tại của chúng, sống trong cộng đồng đông đúc giống như loài chó thảo nguyên ngày nay.

Những phân tích gần về những hoá thạch được tìm thấy ở đây và ở những địa điểm khác nhằm xác định được giống loài cụ thể. Thêm vào đó, nghiên cứu về sự thay đổi trong họ hàng hiện đại của chúng cũng là những hỗ trợ hữu ích.

Cuối cùng, các nhà điều tra đã tìm thấy hóa thạch của loài Guiomys UNICA, một họ hàng của loài chuột lang. Loài Guiomys UNICA này ước tính có kích thước của một con thỏ lớn, nhưng cân đối như một con mèo, trước đây chỉ có ở vùng Patagonia của Argentina, một địa điểm cách đây hơn 1.000 dặm.

Đây là loài động vật ăn cỏ và lá, sống thường xuyên ở cả hai môi trường sống rộng mở và cả ở những nơi rậm rạp, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng đang tiếp tục phân tích các hóa thạch khác, vốn đã được tìm thấy tại địa điểm này và tại các điểm khai quật khác ở Bolivia. Họ lên kế hoạch quay trở lại khu vực này vào năm tới để tiếp tục tìm kiếm hóa thạch và phác họa một bức tranh rõ ràng hơn về quá khứ.

"
Chúng tôi đã bước đến gần hơn để kéo toàn bộ hệ động vật lại với nhau," Croft đã nói. "Tôi hoàn toàn hy vọng chúng ta sẽ nhận được một số kết quả mới trong vài năm tới."

Nghiên cứu trên được tài trợ bởi Hiệp hội địa lý quốc gia và Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vì sao nhện cái to con hơn nhện đực?  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (9/8/2011)
Archaeopteryx có phải là tổ tiên loài chim? (9/8/2011)
Đôi chân phụ nữ tiết lộ dấu hiệu bệnh tim  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (8/8/2011)
Dùng vi khuẩn vô hại trị vi khuẩn có hại (8/8/2011)
Xem cây “ăn thịt” chim sẻ (8/8/2011)
Chim cánh cụt cũng có thể bay  (8/8/2011)
Loài côn trùng khổng lồ tại vịnh Mexico  (5/8/2011)
Kỳ thú động vật phát sáng nhân tạo (4/8/2011)
Chuột tẩm chất độc vào lưng giết chết kẻ thù (4/8/2011)
Não teo vì ăn kiêng (4/8/2011)
Sống bằng tim nhựa (4/8/2011)
Gián biến mất vì môi trường quá ô nhiễm? (4/8/2011)
Tại sao có ’hồ máu’? (4/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt