banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện mới về tập tính sinh sản của cá rồng biển
(phatminh.com) Các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng, loài cá rồng biển thân cỏ (weedy seadragon) có các dấu hiệu độc nhất vô nhị và những con đực thường tập trung thành từng nhóm cá thể "mang thai."

Tiến sĩ Keith Martin-Smith thuộc Đại học Tasmania đã dành thời gian hơn hai năm để chụp ảnh cá rồng biển thân cỏ phân bố ở vùng biển phía Nam Hobart, thủ phủ bang Tasmania.

Ông phát hiện ra rằng, những con đực sống độc lập thường tập hợp lại thành nhóm sau khi phối giống và gọi đây là những "nhà trẻ" bởi vì đó là nơi mà cá rồng biển đực bơi loanh quanh trong khi chăm sóc con non. Tất cả các con đực mang trứng thường tụ tập thành từng nhóm nhỏ trong phạm vi vài mét.

Cá rồng biển thân cỏ
Cá rồng biển thân cỏ

Tiến sĩ Martin-Smith đã sử dụng một phần mềm nhận diện hoa văn để nhận biết các dấu hiệu trên thân cá rồng biển thân cỏ, qua đó phát hiện các con đực mang thai tụ tập thành từng đám.

Loài sinh vật biển này có những chấm rất đẹp dọc theo cơ thể và mỗi cá thể lại có những hoa văn dạng đốm riêng. Những hoa văn này giống như dấu vân tay ở người, ngoại trừ việc có thể phức tạp hơn.

Ông hy vọng qua đó sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu tương tác với công chúng qua mạng Internet để góp phần bảo tồn loài cá rồng biển thân cỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá rồng biển thân cỏ có họ hàng với cá ngựa (sea horse) và giống như những người bà con của mình, con đực chịu trách nhiệm mang thai.

Cá cái sản xuất khoảng 200 trứng màu hồng nhạt rồi đưa các trứng này vào đuôi con đực qua một ống dẫn. Trứng sẽ bám dính vào những nguồn cung cấp oxygen ở đuôi cá đực. Tùy theo điều kiện môi trường nước ở xung quanh, trứng sẽ đổi sang màu tía và bắt đầu nở sau khoảng tám tuần lễ.

Sau thời kỳ này, con đực "thót bụng" đẩy các cá con ra khỏi đuôi. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian chừng 24-48 tiếng và các cá thể con sống độc lập kể từ đó.

Ông Martin-Smith cho rằng, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng các mô hình quần thể cá rồng biển để bảo vệ loài sinh vật được bảo vệ nghiêm ngặt này.

(Nguồn: Theo Vietnam+ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
“Chuyển nhà” cho nhện bọ rùa (15/8/2011)
Phát hiện nhiều kiến chúa chung một tổ (15/8/2011)
Cá mập cũng mặc áo “tàng hình” (15/8/2011)
Phát hiện được 16 loài côn trùng gây hại ở cây càphê (11/8/2011)
Kẻ khổng lồ giữa các loài dơi muỗi (11/8/2011)
Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu  (11/8/2011)
Ban bố lệnh giới nghiêm vì bướm (11/8/2011)
Phát hiện hóa thạch của 2 loài gặm nhấm mới (10/8/2011)
Vì sao nhện cái to con hơn nhện đực?  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (9/8/2011)
Archaeopteryx có phải là tổ tiên loài chim? (9/8/2011)
Đôi chân phụ nữ tiết lộ dấu hiệu bệnh tim  (9/8/2011)
Voi biển xuất hiện ở vùng biển Hàn Quốc (8/8/2011)
Dùng vi khuẩn vô hại trị vi khuẩn có hại (8/8/2011)
Xem cây “ăn thịt” chim sẻ (8/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt