Tờ bạc đầu tiên, đúng hơn là một tờ "hối phiếu"
trả ngay chứ không phải thực sự là tiền. Thương nhân có thể ký thác
tiền của mình tại kinh đô rồi nhận một chứng chỉ viết trên giấy đem đi
đổi lấy tiền ở các tỉnh. Triều đình đã nhanh chóng nắm lấy công việc
kinh doanh tiền tệ vốn do tư nhân đảm nhiệm này ngay từ năm 812. Khi
ấy, tiền thuế và các khoản thu khác đã được chuyển từ các địa phương về
kinh đô theo phương thức này. Các "hối phiếu" vẫn được sử dụng nhưng
nay do các quan chức của triều đình phát hành tại kinh đô và có thể mang
về các địa phương đổi lấy hàng hoá như muối, chè,...
Tiền giấy thực sự dùng làm phương tiện trao đổi và
được bảo đảm bằng một khoản tiền ký thác hình như ra đời vào khoảng đầu
thế kỷ thứ X tại tỉnh Tứ Xuyên miền Nam, kết quả của một sáng kiến tư
nhân đem đến đầu thế kỷ XI triều đình đã cho phép 16 cơ sở kinh doanh tư
nhân, tức "ngân hàng" phát hành hối phiếu.
Nhưng đến năm 1023, triều đình đã giành lấy hoạt động tư doanh này và
thành lập một công sở phát hành tiền giấy với nhiều loại giá trị khác
nhau và được bảo đảm bằng những khoản tiền ký thác. Tiền giấy do ngân hàng đó phát hành có ghi rõ nó chỉ có giá trị trong 3 năm, kèm theo ngày phát hành và ngày thu hồi. Năm 1107, tiền giấy được in bằng nhiều bản khắc gỗ với ít nhất là 6 màu.
Tiền giấy do triều đình phát hành đã chiếm một tỉ lệ rất lớn trong quỹ tiền tệ. Năm 1126 đã có 70 triệu "điếu" (một "điếu" bằng một nghìn đồng tiền) đã được chính thức phát hành, phần lớn không có khoản tiền ký thác nào bảo đảm, do đó đã sinh ra nạn lạm phát khá trầm trọng.
Một vấn đề khác nhanh chóng nảy sinh là vấn đề về tiền giả.
Vì ai cũng có thể dùng giấy để in tiền nên nhà cầm quyền phải tìm cách
làm cho quá trình sản xuất tiền giấy thật phức tạp, sao cho kẻ khác khó
làm giả đúng y hệt. Một
số biện pháp kỹ thuật tinh vi bí mật đã nhanh chóng được áp dụng trong
việc làm tiền giấy như dùng nhiều màu, có những hình vẽ cực kỳ phức tạp
và trộn sợi vào trong giấy. Vật liệu cơ bản làm cả tơ vào nữa. Có thể
đem những tờ bạc bị dây bẩn hoặc nhầu nát đổi lấy tờ mới nhưng phải trả
thêm một số tiền nhỏ về chi phí in tờ bạc.
Khi người Mông Cổ thống trị Trung Quốc, họ phát hành một loại tiền giấy gọi là ti tệ (tiền lụa).
Vật ký thác để đảm bảo giá trị loại tiền này không phải là kim loại quý
mà là những kiện lụa. Năm 1294, tiền lụa Trung Quốc được tiêu dùng ở
tận những nơi xa xôi như Ba Tư. Năm 1965, các nhà khảo cổ học đã tìm ra
được tại đó hai tờ "tiền lụa".
Về sau, dưới triều Minh vai trò của tiền giấy bị hạ thấp. Nhà Minh phát hành vào năm 1375 một loại giấy bạc mới gọi là "Đại Minh thông bảo".
Trong một thời gian dài tới 200 năm, loại giấy bạc này chỉ được phát
hành ở mỗi giá trị và được coi là tiền lưu hành hợp pháp. Điều đó tất
nhiên gây nhiều khó khăn cho các hoạt động thương mại, mặc dù vẫn có
tiền đồng lưu hành và dùng làm loại tiền nhỏ sử dụng trong sinh hoạt
hàng ngày. Nhưng do lạm phát, loại tiền "thông bảo" này mất dần giá trị,
sau đó được thay thế loại tiền đúc bằng bạc. |