Dân tộc Phénicie sáng chế mẫu tự đầu tiên: mẫu tự cổ Pline, khi đến Hy Lạp, họ cùng với Cadmos thành lập mẫu tự Hérodote.Người Phénicie đã dùng chữ viết để diễn tả lời nói: Chữ Lucain Người Phenicie đã sáng chế ra mẫu tự của họ từ trên 3000 năm nay, là ông tổ của tất cả những alphabet của thế giới hiện nay. Ngay chữ alphabet cũng từ chữ Phénicie "Aleph" và "Beth", là hai mẫu tự đầu tiên sẽ trở thành Alpha và Beta của Hy Lạp. Vùng cận Ðông theo ta biết, là cái nôi của chữ viết. Người Phénicie nghĩ ra alphabet phénicien rồi trao cho người Hy Lạp. Sau đó alphabet dần dần tiến hóa biến thành mẫu tự Hy Lạp rồi sau đó trở thành Etrusque và trở thành Latin. Hệ thống alphabet Runique dùng trong những nước thuộc miền Bắc rồi làm gốc cho chữ Cyrillique và cũng là nguồn gốc cho chữ Araméen, sau đó trở thành chữ Hébreu, chữ Arabe và chữ Ấn độ. Nguồn gốc alphabet Ai Cập, có 25 dấu nguyên âm nhưng họ không dùng để làm mẫu tự.
Chữ viết cunéiforme được dùng ở Mésopotamie. Chữ viết do người Sumérie chế ra, được in trên đất sét và có hình dạng những chiếc đinh hay dạng hình góc (cunéus). Chữ viết này được người akkadien dùng. Người Hittite cũng dùng lối chữ viết hình góc này cho chữ viết của họ. Cho dù chữ "alphabet" của người Hy Lạp (alpha và bêta là hai mẫu tự đầu tiên của alphabet) nhưng chính người Phenicie truyền cho người Hy Lạp sự hiểu biết này để họ truyền tiếng nói của họ cho người Hy Lạp. Truyện kể rằng xưa kia Cadmos đến Hy Lạp và tặng sự hiểu biết này làm quà văn hóa của ông cho họ để họ cho ông biết tin tức về em gái ông bị bắt cóc. Truyện này cũng tương ứng với nhà sử học Hérodote đã viết: "Những người phénicien cùng với Cadmos tới (Hy Lạp) và truyền mẫu tự mà theo tôi nghĩ là từ trước giờ chưa có". Vài thế kỷ sau Hérodote đến phiên nhà bác học La Mã Pline viết: "Dân tộc phénicien đã đặc biệt sáng chế ra các mẫu tự" Hệ thống mẫu tự được người phénicien sáng chế đầu tiên vào thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên. Alphabet phénicien gồm 22 mẫu tự (các phụ âm). Viết từ trái sang phải như chữ A rập và hébreu. Chỉ có những phụ âm bởi vì tiếng nói của họ có rất ít nguyên âm và mỗi chữ cho ra một âm ** Cách đọc chữ phénicien:Năm 1758 bí mật của nguồn gốc alphabet được ông cố đạo Barthélémy khám phá ra, nhờ ông đọc và khảo cứu các bài văn song ngữ (bản viết Hy Lạp-Phénicie của Malte) cùng với các huyền thoại khắc trên đồng tiền. Trước tiên ông thử tìm đọc các tên họ để xác định vị trí các chữ số đầu tiên. Ông đoán rằng tiếng phénicien giống tiếng hébreux, rồi đi từ nguyên tắc alphabet này có 22 chữ cái, ông chỉ ghi nhận những phụ âm và nhận dạng lnhững phụ âm để viết tên họ (Tyr, Melqart...). Ông nhận dạng vài chữ đơn giản và so sánh với văn bản Hy Lạp để cuối cùng giúp cho ông đọc được nguyên bài văn và phân biệt được tất cả các mẫu tự Phénicie. ** Giá trị của chữ phénicien:Alphabet phénicien làm căn bản cho alphabet Hy Lạp. Alphabet Hy Lạp thêm vô những nguyên âm và là căn bản cho alphabet Araméen, alphabet này lại sản sinh ra Hébreu và Arabe Cái khó khăn nhất khi đọc mẫu tự phénicien là thiếu các bài văn. Chỉ có những câu khắc trên bia mộ vua chúa, những bài dâng lên thần thánh và những bài viết cho đám tang tìm ra trên các công trình và khắc trên đá . Nhiều bản khắc cũng được bắt gặp ở nhiều nơi trong vùng Địa Trung Hải. Cái hay là đọc được thư từ hay giấy trao đổi buôn bán nên đó là lý do khiến alphabet phát triển và quảng bá trong thế giới cổ. ** Những bản khắc chữ phénicien:Trên quách khắc để ghi nhớ vua Ahiram xứ Byblos, do con ông khắc vào năm 1000, được coi là bản khắc chính thức của người xứ Phénicie. Trong số các bản khắc nổi tiếng nhất, có bản khắc ghi nhớ vua Ahiram xứ Byblos, do con ông khắc trên quách vào năm 1000, được coi là bản khắc chính thức của người xứ Phénicie. Bản khắc này dùng 19 mẫu tự (trên 22) và có những dấu gạch ngang ngiữa những chữ. Có những bản khắc khác cũng của vua Sidon, Echmounazor II, thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, khắc những lời cảnh cáo cho những kẻ cướp mồ. Tuy viết trước năm trăm năm nhưng chữ viết tiến bộ hơn. Thời kỳ đó bắt đầu xuất hiện sự đúc tiền, cũng là một cớ để họ ghi tên vua và tên các thị trấn. Từ khi Alexandre Le Grand tới xâm chiếm, năm 332 trước CN, tiếng Phénicie bị thay thế bằng tiếng Hy Lạp, nên chữ Phénicie ít dùng dần tuy cũng cầm cự cho tới cuối thế kỷ 10 và tiếp tục đến thế kỷ 12, 13. Mộ vua Sidon, Echmounazor II, thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, khắc những lời cảnh cáo cho những kẻ cướp mồ
2/ Sự truyền bá alphabet phénicienTừ thế kỷ X trước Công nguyên, các nước láng giềng lấy alphabet phénicien để ghi những bia khắc của họ (Araméen, Hébreu, dânTransjordanien). Alphabet càng ngày càng phát triển và có hình dạng rõ ràng. Chữ viết được những người Assyrie dùng rồi tới người Phổ (Perse) trong nguyên cả phía đông của đế quốc của họ, từ Ai Cập cho tới Babylone, trong nhiều thế kỷ trước khi bị chữ Arabe thay thế với sự chinh phục của đạo Hồi giáo. Cái thuận lợi cho sự phát triển và truyền bá chữ phénicien là những người dân buôn phénicien đi khắp vùng biển và eo biển đi tìm khách mới cho hàng hóa của họ sản xuất. Có các bảng khắc chữ Phénicie hầu hết miền Địa Trung Hải, từ thế kỷ thứ 9 trước CN trên những công trình tại Chypre và Alep, thế kỷ thứ 8 tại Anatolie và Sardaigne, rồi tới Mésopotamie, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Ai Cập. Sự chuyển alphabet của người phénicien cho người Hy Lạp xảy ra vì người Hy Lạp đã quên cách dùng chữ của họ vì thành phố Mycènes bị xâm chiếm và bị phá tan tành bởi người Doriens khoảng đầu thế kỷ 12 trước CN. Vì vậy họ nhận alphabet phénicien, nhưng phải thêm vô các nguyên âm để có thể viết được tiếng nói của họ. Sau đó, những người Ètrusques truyền cho người La Mã và những người này đã sửa đổi để thích hợp hơn để thành alphabet latin mà các dân tộc Âu châu đã truyền bá cách dùng khắp nơi trên thế giới 3/ Các loại alphabet Sự biến đổi chữ viết theo thời gian và theo dân dộc (dưới lên trên) Chữ viết Hy Lạp Cách đây 500 năm, trên thế giới có khoảng 10 ngàn ngôn ngữ khác nhau. Hiện nay chỉ còn khoảng 6 ngàn ngôn ngữ. Mỗi năm thế giới mất đi 25 ngôn ngữ. Đây là một trang web sưu tầm 500 loại alphabet được nói nhiều nhất thế giới:http://pedroiy.free.fr/alphabets/langues/langues_haut.htm
|