Vi khuẩn có khả năng tạo ra vàng: Các nhà nghiên cứu ở trường ĐH McMaster (Canada) đã phát hiện một loài vi khuẩn có khả năng tạo ra vàng.
Vi khuẩn Delftia acidovorans là loài vi khuẩn sống trên bề mặt các khối vàng. Loài vi khuẩn này cũng có thể sống được trong dung dịch vàng rất độc hại.
|
Quặng vàng |
Tại trường ĐH McMaster, các nhà khoa học đã quyết định tìm hiểu cơ chế giúp vi khuẩn Delftia acidovorans sống trong môi trường độc hại. Các phân tích trong phòng thí nghiệm chứng tỏ rằng vi khuẩn sản xuất ra các phân tử bảo vệ màng tế bào của chúng, đồng thời liên kết với các i on vàng trong dung dịch để tạo ra phân tử vàng.
“Đây là chứng cớ đầu tiên cho thấy sản phẩm của quá trình trao đổi chất có thể bảo vệ cơ thể trước tính độc hại của vàng và dẫn đến sinh khoáng hóa (biomineralization) vàng”-Các tác giả công trình nghiên cứu cho biết như vậy. Theo họ, các phân tử vàng do vi khuẩn Delftia acidovorans làm kết tủa chính là sự khởi đầu của những mẩu quặng vàng mà chúng ta có thể tìm thấy, chẳng hạn, khi đãi vàng trong các dòng suối gần mỏ vàng. “Đó là quá trình sinh khoáng hóa vàng mà cho tới nay rất ít được tìm hiểu”- Nhà nghiên cứu Nathan Magarvey ở Viện các bệnh truyền nhiễm Michael G. DeGroote (Canada) cho biết.
Trong tương lai, quá trình sinh khoáng hóa vàng này có thể được ứng dụng để tẩy sạch nguồn nước ô nhiễm tại các mỏ vàng.
“Căn gác xép” bơm hơi trên trạm vũ trụ
Thay cho khoang tàu truyền thống bằng kim loại là kết cấu nhẹ, được bơm hơi và có chi phí thấp. Trạm vũ trụ quốc tế ISS định mở rộng thêm “căn gác xép” như vậy vào năm 2015 để làm nơi cho các nhà khoa học sinh sống trong thời gian họ lên trạm này. NASA sẽ chi 17,8 triệu USD. Một mô đun hình trụ, có thể xếp lại được, có tên là BEAM, là sản phẩm của công ty vũ trụ Bigelow Aerospace thuộc tập đoàn khách sạn Robert Bigelow.
|
Mô đun BEAM được giới thiệu trong một buổi họp báo |
BEAM là phiên bản thứ ba của mô đun quỹ đạo của Bigelow Aerospace- sắp được đưa lên quỹ đạo. Mô đun có chiều dài 4mets và dường kính hơn 3 mét. Nó cân nặng 1,3 tấn, nhẹ hơn mô đun truyền thống 2/3 lần. Khối lượng nhẹ hơn có nghĩa là chi phí để đưa nó lên quỹ đạo sẽ ít hơn.
BEAM sẽ được đưa lên quỹ đạo bằng tàu vũ trụ chở hàng Dragon (sản phẩm của công ty Space Exploration Technologies). Các nhà du hành vũ trụ sẽ móc nó vào mô đun Tranquility bằng một cánh tay robot trên trạm vũ trụ. Sau đó họ sẽ bơm không khí vào mô đun, làm nó lấy được kích thước cần thiết. Bên trong BEAM có lắp đặt các thiết bị nghiên cứu khác nhau. Tất nhiên là các nhà du hành vũ trụ cũng sẽ vào bên trong mô đun này để thực hiện các nghiên cứu. Sau khi kết thúc các thử nghiệm, dự tính sau 2 năm nữa, BEAM được tháo ra khỏi trạm vũ tụ quốc tế và thả cho cháy trong khí quyển trái đất.
“Trạm vũ trụ quốc tế là nơi đặc biệt để thử nghiệm các công nghệ mới cho phép khám phá vũ trụ - Ông William Gerstenmaier thuộc Phòng các chuyến bay có phi hành đoàn của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), khẳng định. Ông nói thêm, những “căn gác xép” như BEAM cho phép các phi hành gia sống dài ngày trong vũ trụ, sẽ là những thứ không thể thiếu trong các chuyến bay chinh phục vũ trụ tương lai.
Khẩu súng lục lớn nhất thế giới
Ryszard Tobys, Ba Lan, đã chế tạo ra một khẩu súng lục khổng lồ, phiên bản của mẫu súng lục Remington 1858 có 6 viên đạn 136 gram. Súng có độ bắn chính xác cao trong phạm vi 50 mét. Qua đó lập kỉ lục thế giới Guinness cho khẩu súng lục bắn được lớn nhất thế giới. Tobys đã mất khoảng 2.500 giờ để làm ra khẩu súng mà hầu hết các bộ phận được làm bằng tay.
Kỉ lục cho khẩu súng lục nhỏ nhất có cỡ đạn 2,34 mm, chiều dài 5,5 cm, cao 3,5 cm, rộng 1 cm và nặng chỉ 19,8 gram – được chế tạo bởi công ty súng SwissMiniGun (Thụy Sĩ). Sách Guinness ghi nhận khẩu súng dài nhất lắp trên một tàu chiến là khẩu dài 45,7 cm lắp trên tàu chiến Yamato và Musashi của Nhật. Đạn nặng 1.452 kg và có thể bắn xa 43,5 km.