(phatminh.com) Mặc dù thất bại thảm hại trong việc "luyện đan", "luyện vàng" nhưng các thuật sĩ thời trung đại đã phát minh ra một thứ chất rất quan trọng nằm ngoài ý muốn của họ, đó là thuốc súng.
|
|
|
|
Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ. Thuốc
súng chữ Hán có nghĩa là "hoả dược". Thuốc súng đen gồm ba thành phần cơ
bản: lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất
mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là "hoả dược" (thuốc
bốc lửa).
Trong cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: các thuật sĩ sau rất nhiều
lần thử nghiệm luyện đan đã phát hiện lưu huỳnh (sulphua) không những có
thể hoá hợp các vật lạ như: vàng, bạc, đồng, sắt mà còn chế ngự được
thuỷ ngân một cách thần kỳ. Ngoài ra, hỗn hợp lưu huỳnh, phốt pho và mật
ong cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người
châm lửa. Thậm chí có thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa. Sau nhiều lần thử
nghiệm, cuối cùng người ta đã tìm ra công thức pha chế thuốc súng theo
tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.
Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng.
Thời Ðường (năm 900) đã xuất hiện hai loại đồ chơi hỏa tiễn và tên mang
thuốc nổ. Sách cổ có ghi chép lại "cung xạ hỏa thạch lựu tiễn" (cung bắn
ra mũi tên mang quả thạch lựu có lửa). Ðó chính là "hoả tiễn" (tên có
mang thuốc nổ).
Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại
"hoả pháo". Ðó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi,
rồi "quăng" (bắn) sang trận địa đối phương.
Vào thời Tống (khoảng năm 1000 sau công nguyên), một người tên là Ðường
Phúc chế tạo chiếc hoả tiễn dùng thuốc nổ đầu tiên. Hoả tiễn được dùng
trong quân sự. Về sau, ông chế tạo thêm "hỏa cầu", "hỏa tật lê", hai
loại này có cả thuốc nổ bên trong và thuốc nổ bên ngoài. Sau này, quân
đội còn trang bị "thiết tật lê" (quả lê sắt), khi bắn đi, ngoài việc đốt
cháy còn sát thương kẻ địch.
Thời nhà Tống, quân Liên và Tây Hạ ở phương Bắc không ngừng xâm lược
xuống phía Nam. Sau này lại bị quân Kim và Mông Cổ (Nguyên) xâm lược. Do
vậy, việc chế tạo vũ khí có thuốc nổ phát triển một cách nhanh chóng.
Ðến 1132, một người tên là Trần Quy đã phát minh ra loại súng hình ống.
Năm 1259 lại có người phát minh ra loại súng đột hoả. Loại súng hỏa ma
trước đây chỉ có giá trị đốt cháy còn loại đột hỏa mai sau này có thể
bắn ra "tử khoa" (tổ chết) để sát hại người. Ðây là phát minh quan trọng
trên con đường chế tạo vũ khí thuốc nổ.
Người Kim diệt Bắc Tống. Người Nguyên lại diệt Kim và Nam Tống. Cuối
cùng họ cũng học được kỹ thuật chế tạo vũ khí nổ. Tất nhiên, cả người
Kim và người Nguyên đều chú trọng đến chế tạo vũ khí nổ.
Trong đợt tiến công Kỳ Châu (nay là Kỳ Xuân, Hồ Bắc, Trung Quốc) của
quân Kim năm 1221 súng bắn đá và bắn "thiết hỏa pháo" được sử dụng khá
nhiều. Năm 1232, quân Kim bao vây Khai Phong Phủ. Quân Tống bắn ra những
bình sắt chứa đầy thuốc nổ (thiết quan trang hoả dược) gọi là " chân
thiên lôi " (sấm đông) phá vây, đẩy lùi quân Kim.
Vào thời Nguyên, súng hỏa mai đã thay thế súng ống trúc. Loại lớn nhất
là súng thần công, ban đầu loại súng hình ống được đúc bằng đồng. Ít lâu
sau người ta dùng gang để đúc súng thần công. Loại vũ khí này bắn được
xa và có sức mạnh hơn hẳn. Và kỹ thuật đúc vũ khí lại tiến thêm một bước
dài. Trong viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc hiện còn lưu trữ khẩu thần
công bằng đồng, đúc năm 1332 và khẩu thần công này được coi là lớn nhất
thế giới.
Một loại vũ khí mới mang tên "chấn thiên lôi pháo" đã xuất hiện vào thời
Minh. Loại vũ khí này có cánh. Khi tấn công thành trì địch, chỉ cần
châm ngòi "chấn thiên lôi" thuận theo chiều gió bay thẳng vào thành và
bùng nổ.
Năm 1377 đã xuất hiện loại hoả tiễn liên thức (kiểu liên hoàn) nguyên
thủy mang tên "thần hỏa phi nha" (thần lửa quạ bay). Ðây là những giỏ
tre hình con quạ, bên trong chứa đầy thuốc nổ. Dưới cánh quạ được gắn
"hỏa tiễn" (tên lửa đẩy). Sau khi phát xạ "thần lửa quạ" bay xa khoảng
300 mét mới "hạ cánh".
Trong cuốn binh thư "Võ bị chí" (1621) có ghi chép: loại hỏa tiễn liên
khúc nhiều cấp có tên gọi là "hoả long xuất thủy" là tên lửa đẩy hai cấp
sớm nhất. Ðể làm nó, người ta dùng một đoạn ống tre lớn dài khoảng 5
thước ta (khoảng 2,5 m) để chế tạo "rồng". Trên thân rồng phía trước và
phía sau đều có gắn mấy chiếc tên lửa đẩy - tên lửa cấp 1 làm nhiện vụ
đẩy rồng bay đi. Bên trong bụng rồng, người ta đặt mấy quả tên lửa nhỏ -
tên lửa cấp hai. Khi phóng, người ta châm lửa tên lửa cấp 1 trên thân
rồng, đẩy thân rồng bay lên cách mặt nước chừng 3 đến 4 thước (khoảng
1,5 - 2m). Rồng có thể bay xa tới 243km. Lúc này tên lửa cấp 2 trong
bụng rồng được phát hoả. Chúng bay thẳng ra khỏi miệng rồng, tiêu diệt
kẻ thù.
Trung Quốc cũng đã sớm phát minh loại tên lửa đồng thời bốc hoả nhiều
chiếc cùng một lúc. Loại "tổ ong" đồng thời phát hoả 32 chiếc hỏa tiễn.
Người ta nhét mấy chục chiếc hỏa tiễn nhỏ vào trong ống bương lớn. Ngòi
nổ dùng dây cháy chậm nối liền nhau. Khi châm ngòi dây dẫn chính, mấy
chục chiếc hoả tiễn cùng phát hoả. Loại vũ khí này thanh thế rất mạnh.
Vào năm 1500 một nhà khoa học giã tên là Vạn Hô của Trung Quốc nuôi một
giấc mộng có thể bay được. Ông liều mạng gắn 47 quả "tên lửa" vào sau
chiếc ghế của mình, hai tay giữ hai cánh diều lớn rồi nhờ người châm lửa
phát hỏa để "hoả tiễn" đẩy ông bay lên không. Tuy nhiên, cuộc "phi
hành" này thất bại nhưng ý tưởng và nguyên lý thiết kế của ông rất giống
loại tên lửa đẩy của người hiện đại. Để kỷ niệm và tưởng nhớ nhà du
hành đầu tiên, hội thiên văn quốc tế đã lấy tên ông đặt tên cho dãy núi
hình vòng cung trên mặt trăng: Vạn Hô.
|
|
|
|
|
|