(phatminh.com) Do sự tình cờ, người thời cổ xưa đã nhận xét rằng bóng của một thân cây bị cụt ngọn biến đổi khi mặt trời di chuyển trên bầu trời.
|
|
Đồng hồ mặt trời Tương
tự, khi cắm một cây gậy thẳng đứng trên mặt đất, bóng cây gậy cũng di
chuyển và chiều dài của bóng này thay đổi trong ngày. Khi bóng của cây
gậy ngắn, người thời cổ xưa biết rằng đây là lúc gần trưa còn khi bóng
dài, họ biết rằng ngày bắt đầu hay sắp hết. Bằng cách dùng các hòn đá,
người thời cổ xưa đã đánh dấu vị trí của bóng mát này. Như vậy dụng cụ
sơ sài dùng để đo thời gian đã thành hình hơn 4,000 năm về trước và
người ta gọi nó là “đồng hồ mặt trời” (sundial). Nhà thiên văn miền
Chaldée tên là Berossus đã mô tả đồng hồ mặt trời vào thế kỷ thứ 3 trước
Tây Lịch.
Đồng
hồ mặt trời có nhiều loại, nhiều hình dạng. Thứ đơn giản nhất là một
cây gậy cắm thẳng đứng với tên gọi là “cột chỉ giờ “ (gnomon). Loại cột
này có thứ nhỏ, có thứ lớn như chiếc Kim Cléopatre (Cleopatra’s Needle)
hiện nay còn dựng tại công viên , thành phố New York. Cột
chỉ giờ đã mang lại nhiều khuyết điểm: trong suốt một năm và ở cùng một
giờ trong ngày, bóng của cột thay đổi cả về chiều dài lẫn về phương
hướng. Mặc dù người ta đã thay đổi cây gậy bằng những “đồng hồ bóng mát”
(obélisque) chôn chặt dưới đất, tất cả khuyết điểm trên vẫn còn tồn
tại.
Để
sửa bớt các điều bất lợi, người thời xưa nghĩ ra các “nhật quỹ” (cadran
solaire). Nhật quỹ là một thứ đồng hồ mặt trời, gồm có một miếng gỗ
vuông nằm ngang và một miếng gỗ cắt chéo đóng thẳng góc với mặt nằm
ngang. Miếng gỗ chéo có cạnh chéo song song với trục của quả đất, nghĩa
là hướng về ngôi sao Bắc Đẩu. Nhờ điều sau này các bóng mát không thay
đổi về phương hướng nữa và người thời cổ có được các độ chia nhất định.
Cách dùng các nhật quỹ rất đơn giản: khi đặt nhật quỹ ở ngoài nắng, nếu
bóng của nhật quỹ sát với cạnh số 9 thì lúc bấy giờ là 9 giờ. Nhật quỹ
không phải là dụng cụ đo giờ chính xác và chỉ xử dụng được vào ngày có
nắng. Nhật quỹ cần được chế tạo thích hợp với từng địa phương. Có kẻ đã
ăn trộm một chiếc nhật quỹ tại Ai Cập và mang về đặt tại Hy Lạp. Tại nơi
này, nhật quỹ đó đã chỉ sai giờ khiến cho kẻ ăn trộm phải thắc mắc. Nhật
quỹ được dùng từ thời xa xưa. Loại nhật quỹ cổ nhất còn sót lại tại Ai
Cập được làm từ thế kỷ 15 trước Tây Lịch. Người Ai Cập cũng như người Hy
Lạp rất ưa thích loại đồng hồ mặt trời này. Tới thế kỷ 19, các tay thợ
sửa đồng hồ còn dùng các nhật quỹ thích hợp để lấy giờ. Người La Mã trái
lại đã không chú trọng đến thứ dụng cụ đo thời gian này vì mãi tới năm
491 mà họ còn dùng một cột chỉ giờ cắm trước Hội Trường để giới hạn các
bài diễn văn của các nhà hùng biện. Đồng hồ nuớc Khi
dùng nhật quỹ, người ta gặp phải nhiều điều bất tiện chẳng hạn như nhật
quỹ không thể cho biết thời giờ vào những ngày mưa hay vào ban đêm. Vì
vậy người Ai Cập lại nghĩ ra các đồng hồ nước (clepsydres) căn cứ vào
mực nước trong một chiếc bình trong suốt.
Đồng hồ nuớc(Sưu tầm)Đồng hồ nuớc cổThứ
đồng hồ nước đơn giản nhất gồm một bình hình trụ có chia độ nối với một
ống nhỏ. Một bình chứa nước có chỗ thoát bớt, giữ cho nước chảy vào ống
nhỏ với một lưu lượng nhất định. Sau khi bình hình trụ đã đầy, nước tự
động chảy ra ngoài qua một ống hình chữ U nhờ nguyên tắc bình thông đáy.
Người ta căn cứ vào mực nước dâng lên trong bình hình trụ để biết thời
gian. Thí dụ mực nước lên tới vạch thứ 7 thì vào lúc đó, đồng hồ nước
chỉ 7 giờ. Các đồng hồ nước được cải tiến dần dần: một chiếc
phao nổi trên mặt nước mang thanh gỗ có gắn một kim chỉ thị và kim này
di chuyển trước một bảng có ghi thời giờ. Về sau trục của phao nổi lại
được mắc vào một bánh xe răng cưa làm chuyển động kim chỉ thị trước một
mặt có chia độ. Đồng hồ nước tuy được phát minh
sau đồng hồ mặt trời nhưng lại được dùng đồng thời với loại đồng hồ mặt
trời. Trên bức tường trong ngôi nhà mồ tại một nghĩa địa của tỉnh
Thèbes, Ai Cập, người ta còn tìm thấy chiếc đồng hồ nước của tu sĩ kiêm
nhà thiên văn tên là Amenenhet, chết vào khoảng năm 1550 trước Tây Lịch.
Nhờ đồng hồ nước, Amenenhet đã nhận xét rằng đêm đông dài 14 giờ, trong
khi vào mùa hè, đêm chỉ dài 12 giờ và trong suốt một năm, đêm đã thay
đổi nếu kể từ lúc mặt trời lặn tới khi mặt trời mọc. Như vậy đồng hồ mặt
trời cho biết giờ giấc còn đồng hồ nước được dùng để đo các khoảng thời
gian đã trôi qua. Vào khoảng năm 250 trước Tây
Lịch, Ctésibius người Hy Lạp đã nghĩ ra được một thứ đồng hồ nước rất
tài tình vì có bút ghi rõ thời gian. Ở chiếc đồng hồ này, nước chảy vào
trong bình hình trụ theo một hình thức thi vị hơn: những giọt nước mắt
từ đầu chiếc tượng đã rơi dần dần vào trong bình. Khi nước dâng lên,
chiếc phao nổi đưa lên cao một hình người có cầm ở tay một chiếc kim chỉ
thị và đầu kim này là cây bút chuyển động trước một khối trụ thẳng
đứng. Sau 24 giờ, nước chảy ra, rơi xuống một bánh xe đạp nước (roue à
aubes) và bánh xe này làm khối trụ thẳng đứng quay đi một chút. Về
sau người ta cải tiến loại đồng hồ nước bằng cách thêm vào bộ phận răng
cưa và đồng hồ nước đã trở nên một thứ máy móc tuy đắt tiền nhưng vẫn
được các người sống trên miền bờ biển Địa Trung Hải đòi hỏi. Vào thế kỷ
thứ nhất trước Tây Lịch, Pompée đã bắt các Tòa Án phải dùng đồng hồ nước
để tránh các luật gia nói “lảm nhảm”. Do các nhà hùng biện cần nhiều
thời gian để bênh vực một lý lẽ, nên không tránh sao khỏi có sự gian dối
trong vấn đề thời giờ. Người ta đã khám phá
ra các vụ hối lộ nhân viên giữ đồng hồ để kéo dài thời gian và mang
tiếng hơn cả, có luật gia đã đổ cả thứ nước bùn vào đồng hồ khiến cho
đồng hồ chạy chậm hơn là đối với thứ nước trong.
Một
khuyết điểm khác của loại đồng hồ nước là về mùa lạnh, nước đông đặc.
Jules César đã gặp trở ngại này khi dẫn binh lính sang đất Anh. Trong
thời gian đồn trú tại nơi này, César đã nhận thấy đêm mùa hè của xứ Anh
ngắn hơn tại La Mã và vì kiến thức về thiên văn của viên Tổng Tài này
không được uyên thâm nên ông ta không biết rằng đó là do sự khác biệt về
vĩ độ.
Vào các thời đại trước, sự chuyển động của đồng hồ nước
còn phức tạp nên vào năm 490 khi Vua Théodoric tặng Vua Gondebault xứ
Burgondes chiếc đồng hồ, nhà Vua đã phải gửi theo cả người biết điều
khiển đồng hồ. Chiếc đồng hồ danh tiếng nhất thời trước là của ông Hoàng
Ả Rập Haroum-al-Raschid gửi tặng Hoàng Đế Charlemagne vào năm 809.
Chiếc đồng hồ này bằng đồng thau, có 24 quả tròn cũng bằng đồng rơi dần
vào trong môt chậu để chỉ giờ.
Còn một loại đồng hồ nước khác
chạy rất yên lặng nên được nhiều người dùng và vì vậy, rất được thịnh
hành vào thế kỷ 17, thời kỳ của các đồng hồ quả lắc. Loại này gồm một
cái trống kim loại hình trụ dẹp, bên trong chia thành các căn vách a, b,
c, d. . . và các căn này thông với nhau bằng các lỗ nhỏ. Trọng lực đã
làm cho nước chảy từ căn nọ sang căn kia và làm quay dần chiếc trống kim
loại. Trục của trống xuống dần và di động trước một bảng chỉ thời giờ.
Người ta chỉ cần nhìn xem trục ngang đó nằm ở con số nào để biết mấy
giờ. Đồng hồ cát và nến chỉ giờ Ngoài
hai loại đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước, còn có đồng hổ cát (sablier)
dùng trong các khoảng thời gian ngắn. Nguồn gốc từ xứ Ai Cập, loại đồng
hồ này cũng liên quan với đồng hồ nước nhưng xuất hiện về sau. Ngày nay
đồng hồ cát còn được dùng để biết thời gian nói chuyện tại máy điện
thoại hay dùng đến khi ngâm trứng gà trong nước sôi.
Đồng hồ cát
gồm một bình nhỏ, bụng thắt thật hẹp, cát ở phần trên nên chảy dần
xuống phần dưới đến khi hết, lúc này người ta đổi đầu đồng hồ. Thời gian
cát chảy từ phần trên xuống phần dưới đều bằng nhau. Đồng hồ cát có
nhiều loại: có thứ một giờ, có thứ nửa giờ, lại có thứ dùng để đo lường
các khoảng thời gian ngắn hơn, chừng 10 phút chẳng hạn và loại này được
Hải Quân Anh dùng mãi cho tới năm 1839.
Ngoài ra loại nến chỉ
giờ (chandelle horaire) rất được nhiều người dùng trong thời Trung Cổ.
Loại nến chỉ giờ này căn cứ vào nguyên tắc thời gian trôi qua tỉ lệ với
số nến cháy.
|
|
|
|
|
|