banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sự thực về cái chết của nhà khoa học thiên tài Alan Turing
(www.phatminh.com) Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, các chuyên gia bước đầu đã làm rõ được phần nào sự thật về cái chết của Alan Turing - nhà toán học, logic học và mật mã học thiên tài người Anh, người được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

Alan Turing sinh ngày 23/6/1912. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã chứng minh tài năng của mình trong nhiều lĩnh vực toán học, vật lý,… Tuy nhiên, năm 1954, ông qua đời khi đang ở thời kỳ đỉnh cao của trí tuệ với rất nhiều thành tựu chưa kịp cống hiến cho nhân loại. Cái chết ấy được giới chức trách thời điểm đó xác định là do tự tử với chất độc xyanua.

100 năm sau, trong 1 hội nghị diễn ra ở Oxford (Anh) vào thứ 7 tuần trước (23/6/2012), dựa trên những bằng chứng thu thập được trong nhiều năm qua, Giáo sư Jack Copeland đồng ý với kết luận Turing chết vì ngộ độc xyanua nhưng lại tin rằng đó là một tai nạn.

Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.
Alan Turing - cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

Vào một ngày tháng 6/1954, người quản gia của Alan Turing bàng hoàng phát hiện ra ông đã chết trên giường ngủ ở độ tuổi 41, cạnh quả táo mới ăn hết 1 nửa. Từ đây, người ta thi nhau “đoán già đoán non” về lý do khiến ông chọn cách tự kết liễu đời mình. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ sự đau khổ, tuyệt vọng, từ những áp lực khủng khiếp mà Turing phải chịu đựng sau khi thừa nhận có quan hệ đồng tính được xem là câu trả lời hợp lý nhất.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Copeland, Turing vốn có thói quen dùng một chút táo trước khi đi ngủ và việc quả táo mới chỉ được ăn 1 nửa là điều hết sức bình thường nhưng đã không được phân tích như là 1 dấu hiệu của hành động có chủ ý. Hơn nữa, báo cáo từ các nhân viên điều tra đều cho thấy tâm trạng Turing trong những ngày cuối đời rất vui vẻ, thoải mái, không có dù chỉ một chút bất thường nào.

Do vậy, lời giải thích của mẹ Turing vào thời điểm đó cho rằng cái chết này là một vụ tai nạn mặc dù trái với kết luận điều tra nhưng lại nhận được sự đánh giá cao từ phía Giáo sư Copeland. Không phải ai cũng biết rằng Turing dùng phòng riêng của mình dành cho các thí nghiệm hóa học trong đó có chất xyanua. Ông thường xuyên tiến hành điện phân dung dịch độc hại này và dùng phương pháp kết tủa bằng điện để phủ lớp kim loại mỏng bằng vàng lên những chiếc thìa - công việc đòi hỏi sử dụng hợp chất kali xyanua.

Tuy nhiên, sự bất cẩn trong quá trình thực hiện đã khiến Turing phải trả một cái giá quá đắt bằng chính tính mạng của mình, Copeland lập luận. Có những thí nghiệm mà đích thân ông phải nếm các loại hóa chất để xác định chúng; cũng có những thí nghiệm dẫn đến các cú sốc điện nghiêm trọng… Và lần này, nhiều khả năng Turing đã vô tình đặt quả táo của mình vào“vũng độc” xyanua hoặc hít phải hơi xyanua tỏa ra từ chất độc ở dạng lỏng đang sủi bong bóng này.

“Những chi tiết không rõ ràng xung quanh cái chết của Turing có thể vẫn sẽ tiếp tục là đề tài tranh luận trong nhiều năm tiếp theo”, Giáo sư Copeland nhận định.


(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhà bếp nguy hiểm hơn đường phố (26/6/2012)
Vĩnh biệt người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Kinh tế (18/6/2012)
Newton lập công cho kinh tế Anh (16/6/2012)
Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng (12/6/2012)
Bầy cánh cụt trên đảo hoang không băng tuyết (8/6/2012)
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi (8/6/2012)
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại (7/6/2012)
Cha đẻ của chiếc điều khiển tivi từ xa qua đời (5/6/2012)
Đua nhau thiết lập căn cứ trên mặt trăng để làm gì? (22/5/2012)
Giải mã nỗi sợ hãi ’thứ sáu, ngày 13’ (27/4/2012)
“Khám sức khỏe” cho cầu (27/4/2012)
Một số giải thích khoa học về hiện tượng ngoại cảm (27/4/2012)
Công ty khai thác hành tinh có vi phạm luật vũ trụ? (26/4/2012)
Vì sao họa sĩ nổi tiếng người Mexico không thể sinh con? (26/4/2012)
Đánh giá nghiên cứu khoa học như thế nào? (26/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt