Song
song với đó là hình ảnh một bào thai chưa được sinh ra, một phần xương
chậu và bụng người phụ nữ cùng 3 hình ảnh khác tượng trưng cho khát khao
làm mẹ trong bế tắc vì không thể hiểu lý do tại sao mình lại bị số phận
tước đi thứ quyền thiêng liêng đó.
Và cuối cùng, sau bao năm nghiên cứu,
các chuyên gia cũng đã tìm ra câu trả lời. Theo đó, Kahlo (người được ví
như Vangogh của phái nữ) nhiều khả năng mắc phải hội chứng Asherman (là sự hình thành mô sẹo bên trong tử cung), có thể gây vô sinh và sảy thai lặp đi lặp lại.
Hình ảnh bức tranh Henry Ford Hospital
Nỗi ám ảnh không thể sinh con được Frida
khắc họa trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của mình về tình dục và
khả năng sinh sản, Fernando Antelo - một nhà nghiên cứu bệnh học tại
Trung tâm Y tế Harbor UCLA - cho biết.
Chuỗi ngày “địa ngục” ấy bắt
đầu vào tháng 9/1925, khi chiếc xe buýt chở Kahlo va chạm với chiếc xe
khác khiến phần tay vịn bằng kim loại đâm vào bụng cô. Từ đó, cuộc đời
Kahlo gắn liền với 32 cuộc phẫu thuật liên miên, với nhiều lần sảy thai
liên tiếp cùng những cơn đau mãn tính hành hạ. Tuyệt vọng, Frida dồn hết
tâm huyết vào những bức chân dung tự họa muôn màu muôn vẻ.
Các nhà sử học trước đây chỉ giải thích
chung chung rằng bi kịch đời Kahlo bắt nguồn từ vụ tai nạn đó mà không
có bất cứ bằng chứng nào cụ thể.
Và để làm rõ được điều này, trước hết Antelo đi tìm đầu mối ngay trong các tác phẩm của Kahlo. Ví dụ, trong “Flower of Life”
(1943), cô miêu tả lại quá trình thai nghén của một linh hồn bé nhỏ ẩn
trong hình dạng của nhụy hoa, của sự hòa quyện giữa người nam và người
nữ.
Nữ hoạ sĩ Frida Khalo
Tiếp theo, tiến hành phân tích bệnh án
Kahlo cùng các tài liệu liên quan khác, Antelo đã tìm thấy manh mối khá
quan trọng. Phát biểu tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà giải phẫu Mỹ,
Antelo cho biết chấn thương do phần tay vịn kim loại đã làm rách niêm
mạc tử cung dẫn đến sự phát triển của mô sẹo. Sau lần sảy thai đầu tiên,
mô bào thai còn sót lại trong tử cung có thể đã bị nhiễm trùng gây hậu
quả nghiêm trọng.
Ngày nay, Asherman là hội chứng thường
gặp ở những người từng phá thai hoặc sảy thai. Còn vào thời của Kahlo,
vì chưa có các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán bệnh trạng nên chẳng ai biết
được điều này.
Tuy nhiên, chính nỗi đau đớn, tuyệt vọng và khát khao cháy bỏng ấy đã biến tranh của cô thành những kiệt tác thế kỷ XX.
|