banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Câu chuyện khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ứng dụng tế bào gốc vào trị bệnh, còn vướng y đức
(phatminh.com) Ứng dụng tế bào gốc vào trị bệnh là một kỹ thuật còn khá mới mẽ tại Việt Nam. Hiện đã có một số bệnh viện mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật này, nhưng Bộ Y tế và Bộ KH-CN chưa có quy định thống nhất việc thực hiện...
Ngày 12/4 vừa qua, lần đầu tiên một ca ghép tế bào gốc để điều trị bệnh khớp gối mới có được con dấu của Bộ Y tế cho phép ứng dụng trên một bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trước đó, tại một số bệnh viện ở TP.HCM đã có ứng dụng kỹ thuật tế bào gốc điều trị bệnh đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc chữa trị này chỉ được sự đồng ý của hội đồng y đức cấp bệnh viện.

Ngày 13/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) và Ban điều phối nhiệm vụ KH-CN cấp Nhà nước về tế bào gốc (BĐP) giai đoạn 2011 – 2015 đã tổ chức hội thảo thảo nhằm giải tỏa những vướng mắc trong việc ứng dụng tế bào gốc vào trị bệnh.

Hiệu quả tốt nhưng quá đắt

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, đến nay ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn của bệnh viện huyết học truyền máu TP.HCM đã thực được 108 ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn. Chi phí cho một ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn tự thân (tế bào gốc của chính người đó) tốn khoảng 12 nghìn đô la Mỹ. Còn ghép đồng loại (tế bào gốc của người khác) tốn khoảng 25 nghìn đô la Mỹ. Đây là chi phí khá cao ở Việt Nam.


Nghiên cứu về tế bào gốc tại phòng thí nghiệm tế bào gốc
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Ảnh: Thái Ngọc


Theo TS.BS Huỳnh Nghĩa, trưởng khoa nhi bệnh viện huyết học truyền máu, người đã trực tiếp thực hiện nhiều ca ghép tế bào gốc cho biết: tỷ lệ thành công ở bệnh viện huyết học truyền máu tương đương với của Thái Lan. Nhưng do chi phí quá cao nên mỗi tháng, bệnh viện chỉ có thể thực hiện vài ca. Mặt khác, các ca ghép ở đây không được bảo hiểm y tế thanh toán, trong khi đó thực hiện ghép tại Viện Truyền máu và Huyết học trung ương lại được bảo hiểm y tế thanh toán. Cùng một loại bệnh, cách làm nhưng ở hai nơi lại hoàn toàn khác nhau.

“Ngoài tế bào gốc của chính người đó, hoặc người thân trong gia đình, nếu mẫu không có liên hệ thân thuộc thì phải 10 nghìn mẫu mới có một mẫu thích hợp. Trong khi hai ngân hàng tế bào gốc ở Việt Nam hiện nay mới lưu trữ được khoảng 3.500 mẫu”, TS.BS Nghĩa nói.

Cần có Thông tư liên ngành

Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng tế bào gốc (TBG) để điều trị các loại bệnh: về máu (ghép tế bào gốc tạo máu); các bệnh về xương khớp; điều trị bệnh tim; bệnh lý giác mạc; từ sinh tinh sản xuất tinh trùng, điều trị vô sinh nam; tạo da từ tế bào gốc màng dây rốn. Ngoài ra các nhà khoa học đã phân lập được TBG từ tủy xương, máu ngoại vi, máu dây rốn, từ màng ối, màng dây rốn, từ gan, niêm mạc miệng, vùng rìa giác mạc, da, mô sinh dục..., biệt lập được TBG từ cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào da, xương, sụn, mỡ.
Tại TP.HCM từ năm 2002 – 2012 đã đầu tư gần 13,5 tỷ đồng để nghiên cứu về TBG. Trong đó ngân sach nhà nước hơn 8 tỷ đồng, còn lại của các doanh nghiệp.
Theo TS Lương Ngọc Khuê, phó Vụ trưởng Vụ khám chữa bệnh, Bộ Y tế, việc đưa một kỹ thuật mới nào đó vào điều trị, bác sỹ thực hiện phải có đơn xin phép với Hội đồng y đức của Bộ Y tế.

Nếu thủ tục, hồ sơ điều trị đảm bảo các yêu cầu, Hội đồng y đức sẽ thông qua vì Hội đồng cũng là những bác sỹ, nhà khoa học đang hành nghề. Trong trường hợp ứng dụng kỹ thuật mới vào trị bệnh mà chưa thông qua Hội đồng y đức (Bộ Y tế) thì chính bác sỹ cũng như  bệnh viện đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xảy ra sự cố dù có thông qua Hội đồng y đức cấp bệnh viện.

Thực tế đến nay, Ban điều phối nhiệm vụ KH-CN cấp Nhà nước về tế bào gốc (BĐP) giai đoạn 2011 – 2015 vẫn chưa làm việc với Hội đồng y đức (Bộ Y tế) nên nhiều vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa. “Ban điều phối cần có thành viên về y đức của Bộ Y tế”, TS.BS Phạm Tỵ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định nói.

“Nghiên cứu tế bào gốc ở Việt Nam cần phải chuyển hóa thành ngành kinh tế kỹ thuật và Nhà nước cần ưu tiên đầu tư vào việc nghiên cứu ứng dụng trong điều trị”, GS.TS Trần Linh Thước, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM và chủ nhiệm Chương trình Công nghệ sinh học của TP.HCM nói.

GS.TS Trương Đình Kiệt, thành viên ban điều phối nhiệm vụ KH-CN cấp nhà nước về tế bào gốc nói: Việt Nam nghiên cứu về tế bào gốc khá sớm nhưng phát triển hơi chậm, chưa hình thành được nhóm nghiên cứu mạnh. Bước đầu, đã có những ứng dụng kỹ thuật tế bào gốc vào thực tiễn điều trị, nhưng về vấn đề y đức vẫn còn vướng mắc giữa nhà khoa học và cơ quan quản lý y tế.

Nhằm giải quyết vấn đề trên, TS Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng Vụ KH-CN các ngành kỹ thuật, Bộ KH-CN đề xuất: Cần có thông tư liên ngành giữa Bộ KH-CN và Bộ Y tế trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh (11/1/2016)
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (16/12/2015)
Tìm thấy mộ ’người đẹp mộng mơ’ 2.000 năm chứa đầy châu báu (12/6/2015)
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein (12/6/2014)
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người (8/4/2014)
Những điều chưa biết về Einstein (24/3/2014)
Thiết bị định vị khẩn cấp của máy bay (17/3/2014)
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên (14/3/2014)
Nga sẽ giao công nghệ hạt nhân hiện đại nhất cho Việt Nam (31/12/2013)
Stephen Hawking - Tiểu sử và các cột mốc quan trọng trong cuộc đời ông (22/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thành tựu vĩ đại của du hành vũ trụ Liên Xô - Nga (13/4/2012)
Long diên hương thực vật (12/4/2012)
Khoa học đáy biển đã giúp phát hiện xác tàu Titanic (12/4/2012)
Sắp hợp nhất lịch âm và lịch dương? (4/4/2012)
Tiết lộ động trời về Hitler (22/2/2012)
”Nhốt” khí phóng xạ (31/1/2012)
’Không được phép cho methanol vào xăng’ (18/1/2012)
Những kỳ tích về y học năm 2011 (9/1/2012)
Một vài sai lầm của khoa học (9/1/2012)
Bí ẩn lớn nhất của nhà khoa học Stephen Hawking (7/1/2012)
Trái đất đón năm mới trong Bão mặt trời (30/12/2011)
Khám phá khảo cổ học ”động trời” năm 2011 (27/12/2011)
Khủng long sắp tái xuất? (20/12/2011)
10 sự kiện khoa học nổi bật trong năm 2011 (19/12/2011)
Giáo sư gốc Việt tranh giải Người Australia của năm 2012 (14/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xây dựng bảo tàng dưới nước ở châu Phi
Bí mật về những cuộc tình sóng gió của Albert Einstein
Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày với nước chanh
5 câu hỏi không có lời giải đáp về cơ thể con người
Những điều chưa biết về Einstein
Tìm thấy mộ 'người đẹp mộng mơ' 2.000 năm chứa đầy châu báu
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt