banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tàu tên lửa tương tự của Việt Nam bị thải
(www.phatminh.com) Hải quân Ba Lan vừa quyết định loại khỏi trang bị 2 tàu tên lửa 1241RE Molniya cuối cùng của mình. Đây chính là một trong những loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Việt Nam hiện nay.
heo quyết định ngày 3/12, 2 chiếc tàu tên lửa 1241RE Molniya (Tia chớp) cuối cùng của Ba Lan mang tên Metalovich và Rolnik đã chính thức bị loại khỏi biên chế Hải quân nước này.
 
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Ba Lan sẽ bán lại hai tàu này hay đưa về các nhà máy để “xẻ thịt”.
 
Tàu tên lửa 1241RE Molniya của Hải quân Ba Lan
Tàu 1241RE Molniya của Hải quân Ba Lan
 
Trong giai đoạn 1983-1989, Hải quân Ba Lan đã đưa vào trang bị tổng cộng 4 chiếc “Tia chớp”.
 
Hai chiếc đầu tiên mang tên Gornik và Khutnik đã bị thải loại từ tháng 5/2005. Đến tháng 3/2006, Ba Lan cũng loại khỏi trang bị loại tên lửa đối hạm P-15 Termit, vũ khí chính của “Tia chớp” và để 2 tàu còn lại hoạt động với vũ khí chính là pháo hạm AK-176M cỡ 76 mm và 2 pháo AK630M cỡ nòng 30 mm.
 
Tàu tên lửa 1241RE Molniya là loại tàu chiến nhỏ và cơ động, dài 57 m, rộng 10,2 m và có lượng choán nước 455 tấn. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/giờ và hoạt động độc lập 10 ngày đêm.
 
Từ tháng 4/2012, Ba Lan đã công bố kế hoạch phát triển Hải quân cho giai đoạn 2012-2030. Theo đó, nước này sẽ mua mới 3 tàu ngầm, 3 tàu nổi (chưa rõ loại gì), 6 trực thăng tấn công, 6 trực thăng tìm kiếm cứu nạn, 2 hệ thống tên lửa tầm gần, 10 tàu tự động mặt nước và 6 UAV.
 
Tàu tên lửa 1241RE Molniya hiện vẫn là một trong các loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Việt Nam bên cạnh các loại tàu như 10410 Svetlyak, Gepard-3.9…
 
Trong những năm 1990, Việt Nam đã mua 4 chiếc 1241RE Molniya được trang bị tên lửa hệ P-15 Termit như của Ba Lan. Năm 1993, Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất tàu tên lửa Dự án 1241.8 Molniya với tổ hợp tên lửa Uran-E.
 
Tên lửa đối hạm Kh-35 được phóng đi từ tổ hợp Uran-E trên tàu
Tên lửa đối hạm Kh-35 được phóng đi từ tổ hợp Uran-E trên tàu
 
Tuy nhiên, phải tới năm 2005, việc chuyển giao công nghệ mới bắt đầu được thực hiện và từ năm 2006 chuẩn bị bắt tay vào sản xuất. Theo hợp đồng được ký năm 2003, 2 chiếc thuộc Dự án 1241.8 Molniya trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E được đóng tại Nga và 10 chiếc khác được đóng tại Việt Nam. 
 
Chiếc đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E đã được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008.
 
Năm 2010, tại một nhà máy đóng tàu tại TP.HCM, Việt Nam khởi công đóng chiếc tiếp theo theo giấy phép của Nga. Dự kiến, việc đóng từ 6-10 chiếc ở Việt Nam sẽ kéo dài tới năm 2016.
 
Để đảm bảo việc huấn luyện thủy thủ cho các tàu “Tia chớp”, Việt Nam đã mua hệ thống huấn luyện tương thích của Nga là Laguna-1241RE. Hệ thống đầu tiên được xây dựng với công nghệ tin học hóa của công ty Tranzas được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1/2002.
 
Vào tháng 9/2006, Rosoboronexport đã ký với phía Việt Nam hợp đồng hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các loại tàu 1241RE và 1241.8 Molniya. Việc chuyển giao đã được thực hiện vào tháng 12/2007.
(Nguồn: baodatviet.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vì sao B-52 hiên ngang bay qua Vùng nhận diện phòng không? (22/12/2013)
Vì sao Ấn Độ, Việt Nam chê lô 18 chiếc Su-30K Nga? (22/12/2013)
Lựa chọn của Việt Nam trong phát triển UAV thế giới (22/12/2013)
Hải quân VN làm chủ phi cơ ”xịn” bậc nhất thế giới (22/12/2013)
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam (22/12/2013)
Pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo (22/12/2013)
Biển Đông, Hoa Đông - vùng nóng 2013 (22/12/2013)
Tàu ngầm Kilo trong chủ quyền biển đảo Việt Nam (21/12/2013)
Hải quân Việt Nam tập trận chung với ASEAN+8 (21/12/2013)
Mục tiêu của tàu ngầm Việt Nam trên Biển Đông (21/12/2013)
Việt Nam bắt đầu sản xuất ’sát thủ diệt hạm’ Kh-35UV? (21/12/2013)
Nga phát triển biến thể ’thợ săn đêm’ Mi-28N tàng hình (21/12/2013)
Quân khu 5 nhận tàu tuần tra ST 220–03 (21/12/2013)
Những thương vụ mua sắm vũ khí khủng của Philippines năm 2013 (21/12/2013)
Hệ thống thông tin mới giúp tàu ngầm liên lạc trong an toàn (21/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt