Khí
hậu toàn cầu đang nóng lên, sông băng Bắc Cực tan chảy, lợi ích kinh
tế tiềm năng to lớn ở Bắc Cực ngày càng nổi bật. Người ta dự
đoán trong tương lai không xa, Bắc Cực có thể tan chảy thành một
đường hàng hải chiến lược từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương.
Vì vậy, cuộc chiến quyền lợi tại Bắc Cực giữa các nước có liên quan bắt đầu có xu thế “gặp nhau theo băng tan”. Các tốp “du khách vũ khí ồn ào” khuấy động Bắc Cực.
Máy bay ném bom chiến lược Nga "chăm chỉ lượn lờ"
Đối với bầu trời Bắc Cực, đây là một vị khách rất chăm chỉ, hơn nữa là một vị “khách” không coi mình là khách.
Từ tháng 8/2007 đến nay, Nga thường
xuyên điều máy bay ném bom chiến lược đến tuần tra trên không tại
các vùng biển quốc tế ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng
Dương, thường sử dụng là máy bay ném bom Tu-95 Bear (Gấu), máy bay
ném bom Tu-160 BlackJack (Cờ cướp biển) và máy bay ném bom tầm xa
Tu-22.
Là một máy bay ném bom tầm xa thường
thấy trên bầu trời Bắc Cực, Tu-95 từ khi sinh ra, số phận đã được
định trước là không thể tách rời Bắc Cực.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95
Loại máy bay này bắt đầu được
nghiên cứu chế tạo từ năm 1951, bay thử lần đầu tiên năm 1954,
đưa vào sử dụng năm 1956, là máy bay ném bom của Liên Xô cũ có
khả năng bay xuyên qua Bắc Cực, tiến hành ném bom hạt nhân chiến
lược.
Ngoài nhiệm vụ tấn công chiến
lược, Tu-95 còn được dùng cho các nhiệm vụ chụp hình, do thám
điện tử, tuần tra trên biển và chống tàu ngầm.
Đặc điểm lớn nhất của nó là hành
trình dài, có thể hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ chiến lược
nhất định; nhưng tốc độ chậm, không thích hợp cho bay ở độ cao
dưới 3000m. Khả năng tự vệ thấp. Nhưng tất cả điều đó không hề
giảm bay nhiệt tình của nó ở khắp nơi, cho đến một ngày nó
gặp F-22 Raptor của Mỹ.
Raptor và Bear lần đầu tiên so tài vào
ngày 22/11/2007. Máy bay tàng hình F-22 của quân Mỹ mới được
triển khai ở Alaska lần đầu tiên tiến hành chặn đường đối với
máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95H của Nga đang bay tới
Bắc Cực để tuần tra. Là máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến
nhất thế giới, F-22 có thể sử dụng 8 quả tên lửa không đối
không để tấn công máy bay đối phương trong phạm vi 50 km, mà
Tu-95H có tốc độ chậm, chủ yếu dùng để ném bom mặt đất và do
thám trên không, rất khó chiến đấu. “Người hùng” Bear không muốn thua thiệt, đã quay đầu bay trở lại.
Đối mặt với thách thức từ F-22,
quân Nga chỉ có thể tìm cách nâng cao khả năng do thám của radar
trên máy bay ném bom tầm xa và radar phòng không tầm xa trên mặt
đất. Điểm bất lợi của F-22 là hành trình quá ngắn, chỉ
khoảng 4000 km, khó rời xa căn cứ đến biển sâu đánh chặn trên
không. Một khi máy bay ném bom tầm xa của quân Nga thâm nhập bầu
trời đại dương, F-22 của quân Mỹ chỉ có thể “nhìn thấy mà thở dài” (lực bất tòng tâm).
“Khu vực hoàn mỹ” của tàu ngầm
Cho tới nay, Bắc Cực là “vùng cấm” mà
các tàu ngầm luôn mong chờ đột phá. Ngày 26/7/1958, Mỹ đã điều
tàu ngầm hạt nhân Nautilus vượt qua Bắc Cực thành công. Nối gót sau
đó là vào tháng 11/1959, tàu ngầm hạt nhân K-3 của Liên Xô cũ lần
đầu tiên hoạt động ở Bắc Cực, đã xác lập kỷ lục mới nhất lặn
dưới lớp băng tới 260 hải lý.
Kể từ đó, Bắc Cực là một nơi tốt
để mai phục đối với các tàu ngầm: Có các tảng băng ở Bắc Cực che
chắn, không cần phải lo lắng nữa về những máy bay trực thăng
chống tàu ngầm hay các địch thủ trên bầu trời như máy bay. Nằm
dưới những tảng băng chờ thời cơ, ngoài tàu ngầm hạt nhân
chiến thuật của đối phương, thì không có cái gì có thể đe dọa
chúng. Hơn nữa, đối với việc phóng tên lửa đạn đạo, vùng xung
quanh của Bắc Cực cũng có thể nói là một khu vực hoàn mỹ,
bởi vì tàu ngầm có thể đến vùng biển theo kế hoạch mà không
thể bị phát hiện, đồng thời có thể rút ngắn thời gian bay của
tên lửa tới mục tiêu.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta
Ngày 13 – 14/7/2009, Nga đã phóng
thành công 2 quả tên lửa đạn đạo Sailing từ tàu ngầm hạt nhân
lớp Delta, đồng thời bắn trúng mục tiêu. Trước khi phóng, các
biện pháp do thám của Mỹ không thể phát hiện được sự hiện
diện của tàu ngầm Nga.
Là “xương sống” của lực
lượng hạt nhân Nga, tàu ngầm lớp Delta dựa vào nguyên tắc tên
lửa cỡ nào thì trang bị cho tàu ngầm cỡ đó. Do bị chi phối
bởi Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giữa Mỹ và Nga, 27
tàu đã bị “nghỉ hưu”, chỉ còn 16 chiếc đang hoạt động, đến năm 2008 chỉ có 5 chiếc D-III và 6 chiếc D-IV còn hoạt động.
Trong đó, tàu ngầm hạt nhân trang
bị tên lửa đạn đạo lớp Delta-IV đã được sửa chữa và mang tên
K-18 Carelia, được bàn giao cho Hạm đội Phương Bắc của Nga vào
năm 2010. Thông qua sửa chữa lần này, thời gian hoạt động của
tàu này sẽ kéo dài 10 năm, đồng thời đã nâng cao tương ứng về
chiến thuật và tính năng kỹ thuật.
Hạm đội Phương Bắc là một trong 4
hạm đội lớn của Hải quân Nga, là lực lượng trên biển quan trọng
nhất tác chiến ở Bắc Băng Dương của Nga, sở hữu lực lượng tàu
chiến chạy bằng động cơ hạt nhân lớn nhất của Hải quân Nga,
bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân trang bị
tên lửa đạn đạo và tàu tuần dương hạt nhân. Trong đó, 7 tàu
ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Delta có thể tiến
hành tác chiến răn đe chiến lược đối với toàn bộ khu vực Bắc
Băng Dương.
“Thú khổng lồ Bắc Cực” chạy xuyên băng
Chạy trên Bắc Băng Dương, hạm đội tàu
phá băng Nga luôn khiến người khác cảm giác mình nhỏ bé. Ít nhất
là hạm đội của Anh, Mỹ cảm thấy điều này.
Có lẽ đó là cảm giác không kìm chế
được, thúc giục Mỹ bắt đầu làm công tác chuẩn bị thành lập
hạm đội tàu phá băng từ năm 2008. Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát
Biển Mỹ, Đô đốc Allen khi đó tuyên bố: "Chúng tôi đang mất đi vị
trí cạnh tranh trên toàn cầu, Nga sẽ hoàn thành kế hoạch chế tạo
tàu phá băng chạy bằng động cơ hạt nhân thế hệ mới, kế hoạch
này có thể bảo đảm cho Nga sở hữu nhiều tàu phá băng hạng
nặng sau năm 2020".
Tàu phá băng hạt nhân lớp Arctic
Là tàu phá băng hạt nhân lớn nhất
thế giới, tàu phá băng lớp Arctic (hay gọi là Bắc Cực) của Nga
có thể nói là một con “Thú khổng lồ Bắc Cực” thực
sự, dài 134m, rộng 30m, lượng choán nước 23.000 tấn, lắp đặt 2
lò phản ứng hạt nhân, có thể sử dụng ở vùng nước sâu Bắc
Cực, độ dày phá băng lớn nhất là 2,8 m.
Tàu phá băng chạy bằng động cơ hạt nhân
lớp Arctic đã nhiều lần tham gia các cuộc thám hiểm Bắc Cực của Nga,
trong đó một sự kiện gây tranh cãi lớn nhất là vào ngày 2/8/2007, Nga
cắm cờ dưới đáy Bắc Băng Dương ở điểm cực Bắc.
Các nguồn tin mới nhất cho biết,
trước năm 2020, Nga sẽ tiếp tục chế tạo 6 tàu phá băng để đưa
đến Bắc Cực, trong đó 3 tàu chạy bằng động cơ hạt nhân.
Bắc Cực náo loạn vì tàu ngầm hạt nhân Tireless
Cũng là tàu phá băng, nhưng tàu ngầm chạy bằng động cơ hạt nhân Tireless của Anh có hiệu quả kém hơn nhiều.
4 giờ 20 phút ngày 21/3/2007, khi
tiến hành tập trận chung với tàu ngầm Mỹ dưới băng ở vùng
biển xung quanh Bắc Cực, khoang tàu phía trước của tàu ngầm
hạt nhân Tireless, Hải quân Anh đột ngột nổ tung, làm 2 người thiệt
mạng, 1 người bị thương nặng. Sau đó, tàu ngầm Tireless phá vỡ
tầng băng Bắc Cực và khẩn cấp nổi lên trên mặt biển.
May mắn là băng Bắc Cực ở nơi xảy ra
sự cố không quá dày, cho nên tàu ngầm có thể kịp thời phá
băng. Ngoài ra, vụ nổ này không gây nổ ngư lôi và tên lửa hành
trình Tomahawk chất đầy ở xung quanh, nếu không hậu quả thật
khó lường.
Tàu ngầm hạt nhân Tireless
Là một trong 7 tàu ngầm tấn công
lớp Trafalgar, tàu ngầm hạt nhân Tireless được hạ thủy năm 1985,
dài 85,4m, rộng 9,8m, tốc độ tối đa dưới nước là 32 hải lý/giờ. Nó
có 5 ống phóng ngư lôi, có khả năng phóng ngư lôi hạng nặng Swordfish
(Cá Kiếm) và tên lửa hành trình Tomahawk dưới nước.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh,
chỉ cần có đủ thực phẩm trên tàu, tàu ngầm hạt nhân Tireless có
thể chạy vô thời hạn. Từ Địa Trung Hải đến Bắc Đại Tây Dương đều
từng có sự hiện diện của Tireless ở khắp nơi.
Nhưng tai họa đi theo con tàu này
cũng nổi trội không kém. Năm 1996, tàu ngầm hạt nhân Tireless đã
được đưa đi bảo trì, đến năm 1999 thì xong. Một năm sau, một ống
dẫn của hệ thống lò phản ứng hạt nhân trên tàu Tireless bị
rò rỉ, nó đã phải thả neo tại Gibraltar cả năm để bảo dưỡng, làm
cho hàng chục triệu người dân địa phương lo lắng bị ô nhiễm rò
rỉ hạt nhân và xuống đường biểu tình phản đối.
Năm 2003, sau khi tu sửa xong, khi
tuần tra ở Bắc Cực, tàu Tireless lại đụng phải một vật thể
không xác định, có thể là tảng băng trôi, làm cho khoang tàu bị
thiệt hại, Tireless buộc phải quay trở lại căn cứ để duy tu.
"Thủy tổ" của máy bay vận tải đương đại tham gia tập trận ở Bắc Cực
Tại Bắc Cực, có người thích cắm cờ, có người thích phá băng, có người thích tập trận. Từ “Hành quân Bắc Cực 8000 km” năm 2007 với 24 binh sĩ đến cuộc tập trận quy mô lớn “Gấu Bắc Cực” tháng 8/2011 tới vừa được tuyên bố gần đây, cuộc tập trận “Gấu Bắc Cực” của Canada hầu như tổ chức 1 lần hàng năm. Theo đó, vũ khí trang bị sẽ theo đoàn đến Bắc Cực.
Tập trận "Three Musketeers" là chương trình nằm trong cuộc tập trận quy mô lớn “Gấu Bắc Cực”,
gồm các trang thiết bị như máy bay vận tải chiến thuật đa năng
C-130 Hercules, máy bay vận tải quân dụng chiến lược C-177
Globemaster, máy bay chiến đấu CF-18 Hornet.
Máy bay vận tải C-130 Hercules
Từ khi bắt đầu sản xuất năm 1955
đến nay, C-130 Hercules của công ty Lockheed được coi là máy bay vận
tải hiện đang được sử dụng có tuổi thọ dài nhất và sản
xuất nhiều nhất. Đặc điểm lớn nhất về thiết kế của C-130 là
thỏa mãn nhu cầu thực tế của không vận chiến thuật, vì vậy nó
rất thích hợp cho thực hiện các nhiệm vụ vận tải hàng không.
Loại máy bay này cánh đơn, 4 động
cơ, có khoang chứa lớn ở đuôi. Việc bố trí như vậy đã đặt nền
tảng cho tiêu chuẩn thiết kế máy bay vận tải hạng trung, sau
này phần lớn máy bay vận tải hạng trung đều không thoát khỏi
cái khung này. Số lượng lớn máy bay vận tải hạng nặng cũng được thiết
kế tương tự. Vì vậy, nói C-130 là “thủy tổ” của máy bay vận tải đương đại quả nói không ngoa chút nào.
Máy bay vận tải C-177 Globemaster
C-177 Globemaster III được phát triển
bởi công ty McDonnell Douglas, đã dung hòa cả khả năng không vận
chiến lược và chiến thuật, là máy bay vận tải có thể đồng
thời thích hợp cho thực hiện nhiệm vụ chiến lược – chiến
thuật duy nhất trên thế giới hiện nay, vừa có thể vận chuyển
lượng lớn vật tư để tiếp dầu trực tiếp trên không ở khắp nơi
trên thế giới, vừa có thể cất/hạ cánh ở sân bay thông thường
tiền tuyến bằng tính năng cất/hạ cánh cực ngắn siêu việt, đảm
nhiệm chi viện hậu cần cho lực lượng ở tiền tuyến.
Trong cuộc tập trận "Three Musketeers",
CF-18 Hornet tuy tên tuổi cũng rất nổi, nhưng tiếc là đã lão
hóa. Loại có thể thay thế CF-18 Hornet là máy bay chiến đấu không
người lái hoặc máy bay chiến đấu tấn công liên hợp. Vấn đề này
đang trở thành chủ đề nóng hổi của quân đội và giới học
thuật Canada.