1. Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25: 3,2М
|
Máy bay đánh chặn tầm cao, siêu âm của Liên Xô, do Viện thiết kế Mikoyan-Gurevichh thiết kế.
Là máy bay huyền thoại, đã lập một số kỷ lục thế giới, trong đó có cả kỷ
lục tốc độ, song bị giấu kín giống như nhiều chuyện khác ở Liên Xô.
Theo lời tổng công trình sư R.А. Belyakov, việc máy bay vượt quá tốc độ
3M làm giảm tuổi thọ của khung thân máy bay, nhưng không làm hư hỏng máy
bay hoặc động cơ. Một số phi công cho biết, MiG-25 đã nhiều lần vượt
ngưỡng tốc độ 3,5М, nhưng kỷ lục đó không được ghi nhận chính thức.
Ngày 6/9/1976, Viktor Belenko, phi công Không quân Liên Xô đã lái một
chiếc MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản. Chiếc máy bay đã được trả lại sau
khi đã được dỡ tung đến từng chiếc đinh vít. Các máy bay mới đã được cải
tiến và có ký hiệu MiG-25PD, tất cả các máy bay có trong trang bị được
hiện đại hóa và đặt ký hiệu là MiG-25PDS.
Belenko tại sân bay Hakodate đã dùng súng ngắn bắn để ngăn chặn người
Nhật tiếp cận chiếc MiG-25, yêu cầu che kín máy bay, nhưng ủy ban điều
tra vụ việc đã kết luận rằng, việc bay sang Nhật là có chủ mưu, mặc dù
không có mục tiêu phản bội rõ ràng.
2. Máy bay trinh sát SR-71 của hãng Lockheed: 3,2М
|
Máy bay trinh sát chiến lược siêu âm của Không quân
Mỹ, còn có tên không chính thức là Blackbird. Máy bay này nổi danh ở độ
tin cậy kém, trong 34 năm, Mỹ đã mất 12 chiếc trong số 32 chiếc hiện có.
Thủ đoạn chính để tránh đạn tên lửa của SR-71 là bốc cao và tăng tốc.
Năm 1976, SR-71 Blackbird đã lập kỷ lục tuyệt đối về tốc độ trong số các
máy bay có người lái trang bị động cơ dòng thẳng là 3.529,56 km/h.
3. Máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31: 2,82М
Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm, mọi thời tiết,
tầm xa, 2 chỗ ngồi. Là máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô.
MiG-31 dùng để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao nhỏ, cực
nhỏ, trung bình và lớn, cả ngày lẫn đêm,
khi đối phương sử dụng nhiễu radar tích cực và tiêu cực, cũng như mồi
bẫy nhiệt. Một tốp 4 chiếc MiG-31 có khả năng kiểm soát khoảng không có chiều rộng 800-900 km.
Tốc độ tối đa cho phép: 3.000 km/h (2,82 М)
4. Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của McDonell Douglas: 2,5М
Máy bay tiêm kích chiến thuật mọi thời tiết, thế hệ 4 của Mỹ, dùng để giành ưu thế trên không. Được nhân vào trang bị năm 1976.
Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.650 km/h (>2,5M)
5. Máy bay ném bom chiến thuật F-111 của General Dynamics: 2,5М
Máy bay ném bom chiến thuật tầm xa, 2 chỗ ngồi, máy bay yểm trợ chiến thuật với cánh có dạng hình học thay đổi (cánh cụp-xòe).
Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2.655 km/h (2,5M)
6. Máy bay ném bom chiến thuật Su-24: 2,4М
Máy bay ném bom chiến thuật, cánh cụp-xòe của Liên
Xô, dùng để tấn công bằng tên lửa, bom, trong điều kiện thời tiết tốt và
phức tạp, cả ngày lẫn đêm, kể cả ở độ cao nhỏ tiêu diệt có ngắm chống
các mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Một số phi công cho biết, máy bay được trang bị cơ cấu lái tự động autopilot có khả năng lái máy bay ở độ cao nhỏ, chẳng hạn duy trì máy bay bay ở độ cao 120 m so với mặt đất.
7. Máy bay tiêm kích đánh chặn F-14 Tomcat của Grumman: 2,37М
Máy bay đánh chặn, tiêm kích-bom phản lực thế hệ 4,
cánh có dạng hình học thay đổi. Được phát triển trong thập niên 1970 để
thay thế các máy bay Con ma (F-4 Phantom).
8. Máy bay tiêm kích Su-27: 2,35М
Máy bay tiêm kích đa năng cơ động cao của Liên Xô, do Viện OKB Sukhoi phát triển và dùng để giành ưu thế trên không.
Nhờ có khả năng điều khiển vector lực kéo, máy bay có thể thực hiện các
thao tác cơ động kỳ diệu như “Rắn hổ mang” và “Vòng tròn Frolov” (bay
vòng tròn lộn ngược). Các thuật bay cao cấp cho thấy khả năng giữ máy
bay rơi khi ở các góc tấn vượt quá góc tới hạn.
9. Máy bay tiêm kích đa năng MiG-23: 2,35М
Máy bay tiêm kích đa năng của Liên Xô có cánh dạng
hình học thay đổi. MiG-23 đã tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang những
năm 1980.
Tốc độ tối đa ở độ cao lớn: 2,35М
10. Máy bay tiêm kích F-14D Tomcat của Grumman: 2,34М
Khác với các biến thể trước đó, biến thể F-14D có
radar mạnh hơn AN/APG-71 của Hughes, cho phép bám 24 mục tiêu, bắt và
phóng tên lửa đồng thời chống 6 mục tiêu trong số đó, ở các độ cao và cự
ly khác nhau, có thiết bị avionics và cabin cải tiến. Tổng cộng, đã chế
tạo 37 máy bay loại này, ngoài ra có 104 F-14A được nâng cấp thành
F-14D.