banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Pháp trình làng UAV trinh sát siêu nhỏ
(phatminh.com) Tháng 6/2011, Viên nghiên cứu hợp tác giữa Đức và Pháp có tên Saint Louis đã giới thiệu bản thử nghiệm của UAV GLMAV trinh sát siêu nhỏ có khả năng phóng đi từ nòng súng.

GLMAV - Gun Launched Micro Air Vehicle: phương tiện hàng không siêu nhỏ phóng đi từ nòng súng.

Loại UAV GLMAV này được sản xuất với mục đích được trang bị cho các đơn vị quân đội thông thường có thể phóng vào vùng cần trinh sát bằng các loại súng cối, đạn pháo giảm tốc hay bệ phóng khác.

Mục đích sản xuất GLMAV là để làm sao cho các binh sĩ không cần huấn luyện vẫn có thể sử dụng thành thạo thiết bị.

Tất cả bộ phận phóng của GLMAV được làm bằng vật liệu composite siêu nhẹ, có tổng khối lượng chỉ có 6 kg (bao gồm tầng phóng và thuốc phóng). Thiết bị được phóng bằng một lượng thuốc phóng với áp suất khi phóng đạt 197 atmosphere để có thể đạt vận tốc ban đầu từ 135 m/giây tới 137,5 m/giây.

Sau khi bay tới mục tiêu ở khoảng cách khoảng 500 mét và độ cao 100 mét, UAV trinh sát với khối lượng 0,6 kg sẽ tách ra  khỏi bộ phận phóng, tự bay bằng hai cánh quạt đồng trục ngược chiều có sải cánh 25 cm.  

Pin trong bị trong thiết bị sẽ giúp nó có thể hoạt động liên tục 20 phút trên chiến trường, thu thập các thông tin và truyền về trụ sở chỉ huy. Người vận hành có khả năng điều khiển linh hoạt UAV GLMAV từ xa qua sóng wireless tần số 2,4 GHz bằng laptop.

Dù chỉ nặng 0,6 kg, nhưng UAV GLMAV được trang bị 1 camera trinh sát phân giải cao cùng 2 camera quan sát cho người vận hành có thể lái thiết bị. 

Nhà sản xuất cho biết, ngoài tiếng nổ đầu nòng lúc phóng, UAV GLMAV hoàn toàn êm ái khi hoạt động. Các phiên bản UAV GLMAV tiếp theo có thể trang bị cả các thiết bị trinh sát hồng ngoại.

      Sơ đồ cấu tạo của một thiết bị trinh sát UAV GLMAV.

Điểm đặc biệt của UAV GLMAV là sau khi hoạt động, nó có thể tự động quay về nơi phóng và hạ cánh nhờ các thiết bị đo đạc địa hình cùng bộ định vị GPS tích hợp sẵn để tái sử dụn.

Trong chiến thuật tác chiến đô thị hiện đại, UAV GLMAV sẽ là trang bị cực kỳ hữu hiệu cho các tổ chiến đấu nhỏ nhằm đối phó với các nguy cơ như phục kích hay lính bắn tỉa của đối phương.

Hiện tại, UAV GLMAV đang được nghiên cứu dưới sự hợp tác của Viện nghiên cứu Saint Louis, ĐH Nancy, ĐH Công nghệ Compiègne cùng công ty chuyên sản xuất cảm biến chuyển động SBG System.

Trước mắt, khách hàng chủ yếu của GLMAV là Bộ Quốc phòng Pháp, tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể được xuất khẩu ra bên ngoài.

(Nguồn: thongtinnhanh )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Hai vệ tinh song sinh Artemis trong quỹ đạo mặt trăng (22/7/2011)
Radar giúp cảnh báo những kẻ đánh bom liều chết (21/7/2011)
Malaysia phát triển sơn công nghệ mới cho quân đội (21/7/2011)
Nga thử thành công thiết bị lặn sâu có người lái (19/7/2011)
10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới  (14/7/2011)
Nhận biết vũ khí trong thế giới LEGO (kỳ 2) (12/7/2011)
Nhận biết vũ khí trong thế giới LEGO (kỳ 1) (12/7/2011)
Nga thử thành công thiết bị lặn sâu có người lái (9/7/2011)
Mỹ để lộ thông tin về kính nhìn đêm áp tròng (1/7/2011)
Mỹ phát triển tàu cá mập Seabreacher X (1/7/2011)
Mỹ thử nghiệm ’Bức màn sắt’ (1/7/2011)
Mỹ thay đầu đạn thuốc nổ bằng đầu đạn điện tử (1/7/2011)
Máy bay trinh sát nhỏ bằng chim sẻ  (27/6/2011)
Xem dàn siêu tên lửa S-300PMU1 của VN (21/6/2011)
5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ (21/6/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt