banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ
(phatminh.com) Chiến thuật của quân nổi dậy ở Iraq và Afghanistan đã tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ.
Những ngày đầu không kích Libya, việc tìm kiếm và tiêu diệt các loại xe trên mặt đất khá dễ vì chúng chạy trên sa mạc trống trải. Khi chiến dịch tiếp diễn, lực lượng của Đại tá Muammar Gaddafi lẩn vào các thành phố, gần nhà dân để tránh bị tấn công.

Chiến thuật này, từng diễn ra ở Iraq và Afghanistan, tạo ra sự bùng nổ công nghiệp của các loại vũ khí tấn công mục tiêu mà không gây tổn thất phụ. Dưới dây là 5 công nghệ vũ khí hiện đại nhất thuộc loại này.


Vũ khí tấn công thụ động CBU-107 PAW

Cách tốt nhất để giảm cả tổn thất phụ và hỏa lực quân nhà bắn nhầm là dùng các hệ thống vũ khí tiên tiến, có khả năng kiềm chế uy lực của chúng trong một bán kính hẹp.

PAW (Passive Attack Weapon) - vũ khí tấn công thụ động - là loại vũ khí không chứa thuốc nổ, được thiết kế để chống các loại mục tiêu nơi mà một vụ nổ hoặc sức nóng có thể là nguy hiểm, như các kho nhiên liệu giữa những khu đông dân cư.

Sau khi được thả từ máy bay, PAW phóng rải một đám mây gồm 3.700 thanh xuyên, mũi tên thép và volfram nặng từ 28,35-450 gr.

Cơn mưa thép xối xả ào xuống với tốc độ trên 965 km/h sẽ băm nát toàn bộ một khu vực nhỏ hơn 60m2; đám mây vẫn tập trung vì các thanh xuyên chỉ đơn giản được thả từ một vật chứ và không nổ tung ra ngoài.

Ở Iraq, Không quân Mỹ đã sử dụng PAW để phá hủy các anten trên nóc các nhà cao tầng mà không phá hủy các tòa nhà đó.

Ở  Libya, nó có thể dùng để phá hủy các chảo anten radar và khí tài liên lạc quân sự. Nhà phân tích quốc phòng John Pike, Giám đốc của GlobalSecurity.org, cho biết, PAW còn có thể dùng như vũ khí sát thương sinh lực.



Bom sát thương tập trung GBU-39B FLM

Thay vì một vỏ thép phóng ra những cái mảnh chết người về tứ phía hàng trăm mét, GBU-39B FLM (Focused Lethality Munition) - bom sát thương tập trung - có vỏ bằng sợi carbon có khả năng phân hủy thành các hạt vô hại.

Ngoài ra, thuốc nổ nhồi được trộn với những hạt volfram nhỏ giảm tốc nhanh khi va chạm với không khí. Nó tạo ra một vùng phá hủy tập trung rộng chỉ vài mét vuông, với tổn hại rất nhỏ bên ngoài bán kính đó.

FLM là một biến thể của bom SDB (small diameter bomb), tức bom đường kính nhỏ, vốn được sử dụng lần đầu ở Iraq năm 2006.

“Một hoặc nhiều quả bom SDB có thể phá tung một phần quan trọng của một tòa nhà, chứ không nhất thiết là cả cấu trúc”, Gary Rodenberg, Giám đốc chương trình SDB của hãng Boeing, nói.

“Chẳng hạn, chỉ căn phòng điện đài hoặc một chảo anten vệ tinh tại một cơ sở thông tin liên lạc, hoặc có thể là một máy bay phản lực quân sự trong nhà chứa máy bay kiên cố được chủ ý bố trí lẫn trong một sân bay dân sự”.

Kích thước nhỏ cũng là một ưu thế của vũ khí này. “SDB mang lại cho các máy bay tiêm kích sự linh hoạt khủng khiếp trên chiến trường liên tục thay đổi ngày nay”, ông nói.




Pháo M-102


Được trang bị cho khu trục cơ cao tuổi AC-130U Spectre, pháo 105 mm M-102 điều khiển bằng radar này là vũ khí lớn nhất lắp trên máy bay.

“Các khẩu pháo là hỏa lực trực tiếp, chính xác và mang ít thuốc nổ hơn so với các loại bom đạn khác. Chúng thích hợp để chống các lực lượng chiến trường của Libya đang bám chặt lấy các tòa nhà dân sự”, nhà phân tích quốc phòng John Pike nói.

Ban đầu được thiết kế để phá hủy các đoàn xe vận tải của Việt Nam, hệ thống đã trở thành một trong những hệ thống vũ khí chi viện hỏa lực chính xác nhất.

Hiện nay, các hệ thống phục vụ ngắm bắn trở nên tinh vi hơn nhiều, trong đó có hệ thống điều khiển hỏa lực số và tổ hợp các cảm biến tiên tiến dùng để bám các mục tiêu trên mặt đất cũng như bản thân các quả đạn - nếu các pháo thủ bắn trượt, nó sẽ cho họ biết chính xác nơi quả đạn rơi xuống và giúp họ điều chỉnh đường ngắm.


Bom gây ít tổn thất phụ nhỏ BLU-126/B LCDB


Bom gây tổn thất phụ nhỏ LCDB (Low Collateral Damage Bomb) được phát triển cho Hải quân Mỹ là bom MK-82 tiêu chuẩn cỡ 227 kg, song với ít thuốc nổ hơn.

Thay vì gần 90kg thuốc nổ, LCDB chỉ chứa 12,15kg, phần còn lại được thay thế bằng vật dằn.

Theo Hải quân Mỹ, LCDB có thể dùng để chống các máy bay đang đỗ, radar, sinh lực và xe vỏ mềm. Nó cũng có thể sử dụng với hệ dẫn chính xác bằng laser hoặc GPS.

LCDB lần đầu tiên được sử dụng ở Iraq vào năm 2007. Một lần, nó đã được sử dụng chống quân nổi dậy khi họ đang chuyển vũ khí giữa một xe sedan và một xe tải - máy bay Mỹ đã đánh trúng chiếc sedan bằng một quả LCDB và bắn trúng chiếc xe tải bằng một quả tên lửa Maverick.

Trong cả 2 trường hợp, thiệt hại đều hạn chế ở phạm vi mục tiêu.



Sát thủ tý hon Switchblade


Dù được phóng từ mặt đất hay trên không, Switchblade là một bước mới trong khả năng sát thương chính xác.

Được phát triển bởi nhà cung cấp máy bay không người lái (UAV) hàng đầu AeroVironment, nó chính là một UAV chạy bằng cánh quạt với một đầu đạn và một camera truyền hình ở mũi, cho phép nhắm bắn những người ngồi trên một chiếc ô tô hay thậm chí trong một căn phòng.

Nó đem lại cái mà các nhà thiết kế gọi là “khả năng chạy vòng quanh”: Cho đến giây phút cuối, người điều khiển có thể hủy bỏ cuộc tấn công và Switchblade có thể tiếp tục tìm tới mục tiêu khác.

Ông Pike nói rằng, một số mục tiêu không kích được lựa chọn ngay trong khi thực hiện phi vụ chứ không phải được trù hoạch từ trước.

Các loại đạn như Switchblade sẽ đưa điều đó lên một trình độ mới khi truy tìm ra các mục tiêu và kiểm tra chúng ở cự ly rất gần trước khi tấn công với độ chính xác cực cao và theo lý thuyết là với tổn thất phụ tối thiểu.
(Nguồn: Tổng hợp )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mỹ phát triển công nghệ lần theo dấu đối phương (20/6/2011)
Quân đội Mỹ phát ’khoe’ một loạt siêu vũ khí (20/6/2011)
Đầu tư cho hải quân Ấn Độ vượt Trung Quốc (7/6/2011)
Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ (7/6/2011)
Tàu chở khí tự nhiên nặng hơn tàu sân bay 6 lần (26/5/2011)
Vũ khí hiện đại của lực lượng đột kích SEAL (26/5/2011)
A-55 và A-57 siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô (25/5/2011)
Missouri và khúc khải hoàn của Hải quân Mỹ (25/5/2011)
Peru nhận lô trực thăng thiện chiến Mi-171SH (25/5/2011)
Ấn Độ hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp (25/5/2011)
Trung Quốc: Công nghệ trực thăng Mỹ vô giá trị (20/5/2011)
Bae System trình làng xe bọc thép mới (20/5/2011)
Trung Quốc ráo riết đánh cắp công nghệ động cơ máy bay (20/5/2011)
Giới nhà giàu đua mua hầm trú ẩn (14/5/2011)
Mỹ và Romani thống nhất vị trí triển khai lá chắn tên lửa (12/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt