banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới
(phatminh.com) Theo các tài liệu sử học, con người sử dụng máy bay chiến đấu đầu tiên vào năm 1794 trong trận chiến Fleurus khi quân Pháp dùng một khinh khí cầu quan sát để bí mật theo dõi binh lính Áo di chuyển trên mặt trận. Sau ba thế kỉ, không còn ai dùng cỗ máy lạc hậu đó cho mục đích quân sự trên không nữa. Trái lại, bạn có thể thấy những phi cơ chiến đấu hoặc bạn sẽ không thể thấy gì nếu đó là một chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit Bomber.
Dưới đây là danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach). Hầu hết máy bay này đều được tạo ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh.

10. F-14D Super Tomcat – tốc độ 2,34 mach (Hoa Kỳ)




Chính thức được đưa vào sử dụng ngày 9/2/1990, F-14D Tomcat là mẫu cuối cùng của dòng F-14. F-14D Tomcat có khả năng đạt tốc độ 2,34 mach (cao gấp 2,34 lần tốc độ âm thanh) và có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay địch vào ban đêm. Không chỉ có khả năng tấn công ban đêm và trong mọi thời tiết, F-14D Tomcat còn có thể ngắm tới 6 đích cùng một lúc. Nó cũng có thể dò tìm máy bay địch cách xa khoảng 160 km. Ngoài ra, F-14D được trang bị hơn những mẫu cùng dòng khác ở công nghệ vi tính cao cấp và đáng tin cậy.

Có khoảng 712 chiếc F-14D Tomcat được chế tạo, tuy nhiên hầu hết chúng ngày nay không còn bay nữa. Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Dick Cheney tuyên bố lý do không thể cạnh tranh được với công nghệ hiện đại do đó đã cho dừng sản xuất dòng F-14 năm 2008.


Ngày 8/2/2006 là ngày cuối cùng F-14D Tomcat tham gia chiến đấu khi nó được gọi đi thả một quả bom xuống Iraq. Căn cứ Không quân DavisMothan hiện vẫn cất giữ Tomcats. Bạn cũng có thể gặp Tomcat ở nhiều bảo tàng hàng không và vũ trụ khác nhau. Những chiếc khác đã bị phá hủy vì mục đích quân sự. Năm 2007, quân đội Mỹ đã tháo dỡ, phá hủy 23 trong tổng số 165 máy bay Tomcat. Chi phí phá hủy đúng cách mỗi chiếc lên tới 900.000 USD, bằng khoảng 42% chi phí chế tạo.


9. MiG-23 Flogger – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)




Liên Xô cũ đã chế tạo MiG-23 Flogger nhằm thay thế cho MiG-21 Fishbed trước đó. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ mạnh hơn rất nhiều dòng cũ. Phi cơ chiến đấu này tích hợp hệ thống cánh cụp cánh xòe có thể thay đổi linh hoạt các biến số như tốc độ, thời gian cất cánh và thời gian hạ cánh.

Những người đã bay chiếc phi cơ này cho biết nó là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất và tương đối dễ bay cũng như điều khiển. Năm 1985, đã có tới 769 huấn luyện viên và 4.278 chiếc MiG-23 một ghế mặc dù chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành công ngày 10.6.1967 và nó chính thức tham gia phục vụ quân đội vào năm 1973. Hoa Kỳ đã mua lại và thực hiện một số thay đổi rồi đặt lại tên MiG-23 Flogger là YF-113.


Có khoảng 11.000 MiG-23 đang được dùng trên thế giới. Dù Nga ngưng sử dụng từ năm 1994, MiG-23 hiện vẫn là một máy bay rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy không được sử dụng thường xuyên như trước, quân đội Nga vẫn giữ MiG-23 tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau. Họ dùng máy bay này để hộ tống cho Su-30. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Syria, Angola, Ukraina, Sudan, Kazakhstan, Cuba, Bắc Triều Tiên, và Ấn Độ cũng sở hữu MiG-23. Quân đội Israel cũng sử dụng một mẫu Flogger được đơn giản hóa.


8. Su-27 Flanker – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)




Khi Hoa Kỳ có F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, không quân Nga bị đặt vào thế bất lợi rất lớn và quốc gia này cần một câu trả lời cho thách thức đó. Và câu trả lời chính là chiếc Su-27 Flanker.

Mẫu máy bay này được chế tạo nhằm bay trong vùng lãnh thổ quân địch và kiểm soát mặt trận trên không. Có khả năng bay với tốc độ 2,35 mach, Flanker thường được coi là máy bay thượng hạng trong thời đại của nó. Mẫu máy bay thử đầu tiên bay vào ngày 20/5/1977. Thiết kế cuối cùng của Su-27 được hoàn thiện vào ngày 20/4/1981. Trong suốt thời gian sử dụng, Flanker đã lập nhiều kỉ lục, bao gồm tốc độ cất cánh và độ cao bay cao nhất.


Hiện nay, Su-27 Flanker vẫn xuất hiện trên bầu trời. Mặc dù Liên bang Xô Viết không còn. Nga vẫn có 449 máy bay hiện tại đang hoạt động, Belarus có 19, Ukraina có 74 chiếc. Bên cạnh những quốc gia này, Hoa Kỳ, Ethiopia, Indonesia và những nước khác cũng sở hữu vài chiếc Su-27. Phần lớn Flanker có giá khoảng 5 triệu USD.


7. F-14 Tomcat – tốc độ 2,37 mach (Hoa Kỳ)




Mỹ chế tạo F-14 Tomcat để thay thế F-111B khi hải quân Hoa Kỳ cần một phi cơ có khả năng chiến đấu tầm xa. Nó được sản xuất năm 1970 nhưng sau đó các kỹ sư Mỹ thấy động cơ TF30 rất hạn chế. Họ liền nâng cấp động cơ. Ngoài vấn đề về động cơ ban đầu, F-14 chứng tỏ mình là một máy bay vĩ đại.

Được trang bị loại cánh cụp cánh xòe và dung tích nhiên liệu khổng lồ, F-14 Tomcat là một con át chủ bài khi đó. Máy bay này cũng có khả năng bắn tên lửa và chiến đấu với máy bay địch từ khoảng cách 160 km. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì như thế nó có thể bảo vệ các máy bay chuyên chở khỏi bị tấn công.


Khả năng giúp tấn công mặt đất của F-14 Tomcat bị hạn chế bớt trong suốt những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại khiến Mỹ thấy các yêu cầu khả năng đó không cần thiết nữa. Ngày nay, máy bay này được thay thế bởi F/A 18E/F Super Hornet vì lý do chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. F-14D Tomcat “nghỉ hưu” vào ngày 22/9/1996. Iran hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vẫn sử dụng máy bay này.


6. Su-24 Fencer – tốc độ 2,4 mach (Liên Xô cũ)




Su-24 Fencer của Liên Xô cũ thường được so sánh với F-111 của Hoa Kỳ. Trên thực tế, chiếc phi cơ này được cho là một trong những phi cơ nguy hiểm nhất mà Liên bang Xô Viết từng sở hữu. So với F-111, nó nhanh hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh hơn.

Điểm ưu việt của Su-24 là nó có thể đạt tốc độ 2,4 mach ở độ cao rất thấp (Để đạt được tốc độ này, thường các máy bay siêu âm thanh cần bay ở độ cao nhất định). Fencer cũng được trang bị tên lửa có thiết bị định vị mục tiêu bằng la-ze. Công nghệ này cùng với hệ thống radar mặt đất (terrain-radar) giúp Fencer trở nên siêu quyền năng. Chiếc máy bay bay thử lần đầu tiên vào ngày 2/7/1967 và chính thức được quân đội Liên Xô sử dụng từ năm 1974.


Khoảng 1.400 chiếc Su-24 Fencer đã được chế tạo, 60 chiếc này thuộc về Liên bang Xô Viết. Hiện tại, Fencer đang dần được thay thế bởi mẫu tiên tiến hơn là Su-34. Tuy nhiên, nhiều máy bay này vẫn được Không quân Nga và Không quân Ukraina sử dụng cho tới khi chính phủ Nga có thể đảm bảo đủ tiền bao quát tất cả chi phi lắp đặt Su-34. Bên cạnh hai quốc gia này, những nước như Iran, Algeria, Iraq, Lybia, Belarus và nhiều nước khác cũng trang bị Su-24 cho quân đội của mình.
(Nguồn: Theo Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhận biết vũ khí trong thế giới LEGO (kỳ 2) (12/7/2011)
Nhận biết vũ khí trong thế giới LEGO (kỳ 1) (12/7/2011)
Nga thử thành công thiết bị lặn sâu có người lái (9/7/2011)
Mỹ để lộ thông tin về kính nhìn đêm áp tròng (1/7/2011)
Mỹ phát triển tàu cá mập Seabreacher X (1/7/2011)
Mỹ thử nghiệm ’Bức màn sắt’ (1/7/2011)
Mỹ thay đầu đạn thuốc nổ bằng đầu đạn điện tử (1/7/2011)
Máy bay trinh sát nhỏ bằng chim sẻ  (27/6/2011)
Xem dàn siêu tên lửa S-300PMU1 của VN (21/6/2011)
5 siêu vũ khí gây ít tổn thất phụ (21/6/2011)
Mỹ phát triển công nghệ lần theo dấu đối phương (20/6/2011)
Quân đội Mỹ phát ’khoe’ một loạt siêu vũ khí (20/6/2011)
Đầu tư cho hải quân Ấn Độ vượt Trung Quốc (7/6/2011)
Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ (7/6/2011)
Tàu chở khí tự nhiên nặng hơn tàu sân bay 6 lần (26/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt