banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những 'chàng Hercules' bay (kỳ 1)
(phatminh.com) Vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, cuối cùng con người cũng đã thỏa ước nguyện về một cỗ máy đầy uy lực bay thẳng lên trời.

"Vua" trực thăng vận tải Mi-26.

Kỳ 1: Biến giấc mơ thành hiện thực

Ý tưởng về cỗ máy bay thẳng lên trời đã xuất hiện cách đây 2.000 năm với trò chơi "chong chóng tre". Nó còn được nhắc lại trong phát minh của nghệ sĩ đa tài người Italia thời Phục Hưng Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, bài toán về động cơ, sức bền vật liệu… là rào cản quá lớn biến giấc mơ thành hiện thực.

Cuộc đua nước rút

Trực thăng chính thức chuyển mình với sự kiện năm 1942, người Mỹ giới thiệu và sản xuất hàng loạt trực thăng R-4. Tuy xuất hiện chậm nhưng sự phát triển của trực thăng đã tiến rất nhanh, nhất là trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Ở đó, sự cạnh tranh toàn diện giữa Mỹ và Liên Xô đã nâng cao vị thế của trực thăng, lấn lướt vai trò của máy bay cánh cố định trong quân sự, trước hết ở lĩnh vực vận tải.

Những năm 1950, hãng Mil (Liên Xô) tung ra 2 thiết kế trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới khi đó, có khả năng chở 12 tấn hàng. Không chịu thua kém Liên Xô, Mỹ giới thiệu trực thăng CH-47 có thể chở 12,7 tấn (vào năm 1960) và sau đó là trực thăng CH-53 với tải trọng 14 tấn (năm 1970). Không lâu sau, vào năm 1977, “vua” trực thăng vận tải Mi-26 xuất hiện với khả năng chở 20 tấn hàng hóa.

Nếu so sánh với kỷ lục của các máy bay vận tải quân sự có cánh như C-5 Galaxy (tải trọng 122 tấn) hay An-124 (tải trọng 150 tấn) và An-225 (tải trọng 250 tấn), khả năng chở của CH-53 hay Mi-26 không thấm vào đâu. Tuy nhiên, do không phụ thuộc nhiều vào bãi đáp, trực thăng được giới quân sự ưa chuộng hơn cho các nhiệm vụ dã chiến.

Nếu các máy bay như An-125 cần đường băng dài tối thiểu 1-2km để hạ cánh thì Mi-26 chỉ cần bãi đáp có đường kính khoảng 48m. Vì vậy, ngay từ khi ra đời, những chiếc trực thăng kể trên thường xuyên đảm nhận công việc chuyển chở pháo hạng nặng, xe thiết giáp, máy bay chiến đấu… trong nhiều cuộc chiến.

"Ong thợ" Mi-17

Cuộc đua trực thăng vận tải giữa Mỹ và Nga còn diễn ra ở phân khúc vận tải hạng trung với các đại diện lần lượt là UH-1 và Mi-8 (với hậu duệ là Mi-17). Tuy nhiên, ở phân khúc này, sự thành công trên thị trường là thước đo chính chứ không phải khả năng mang tải trọng. Do đó, trực thăng Nga đã ghi điểm cao hơn dù cả hai đều giành được nhiều thành công và có mặt trong thành phần trang bị của nhiều quốc gia.

Yếu tố quyết định chiến thắng của Mi-17 ở khả năng làm việc bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt. Về cơ bản, Mi-17 có thiết kế tương tự Mi-8 nhưng phần thân được mở rộng, còn bộ truyền động, cánh quạt lấy từ Mi-14 và quan trọng hơn cả, trực thăng này dùng 2 động cơ turbine trục Klimov TV3-117VM, cho phép nó đạt tốc độ 250km/h. Mi-17 được đánh giá có thể hoạt động tốt ở vùng khí hậu nắng nóng, hoặc địa hình nhiều đồi, núi. Khi được vũ trang nhẹ, Mi-17 còn tham gia chiến đấu yểm trợ bộ binh một cách hiệu quả.

Trực thăng vận tải Mi-17 trong Không quân Afghanistan.


Yếu tố này buộc người Mỹ phải chấp nhận mua Mi-17 cho các nước đồng minh ở Iraq, Pakistan, Afghanistan. Khi các thượng nghị sĩ Mỹ tỏ ý phản đối quyết định mua Mi-17 của chính phủ, đại diện Lầu Năm Góc nói: “Chúng ta bắt buộc phải tìm cách vượt qua sự thật là đang nói tới trực thăng Nga, Mi-17 đang hoạt động rất tốt ở Afghanistan”.

Thái Lan, một đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, cũng đặt mua 6 chiếc Mi-17 vào năm 2008 với lý do đơn giản: Giá 3 chiếc Mi-17 bằng một UH-60, trong khi đó Mi-17 chở được 30 lính, còn UH-60 Black Hawk chỉ chở 14 lính.

"Cõng" MiG

Ở Việt Nam, trực thăng Liên Xô đã xuất hiện trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam với “vốn liếng” đầu tiên là 4 chiếc trực thăng Mi-4. Sau đó, Liên Xô tiếp tục viện trợ cho nước ta trực thăng Mi-6, Mi-8.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các máy bay trực thăng này đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí, trực tiếp tham gia chiến đấu hỗ trợ hỏa lực mặt đất khi được vũ trang nhẹ.

Đặc biệt, trong những năm tháng chống cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, trực thăng Mi-6 đã hàng trăm lần “cõng” MiG-17, MiG-19, MiG-21, dàn radar, pháo cao xạ đi sơ tán và hoặc tới trận địa phục kích. Chiến dịch xuân 1975, Mi-6, Mi-8 đóng góp thực hiện vận chuyển khí tài, bộ đội vào nam đảm bảo mệnh lệnh “thần tốc, thần tốc hơn nữa” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Mi-6 của Không quân Nhân dân Việt Nam "cõng" MiG-21 trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại miền Bắc.


Trong quá trình làm nghĩa vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng, bộ đội Việt Nam đã dùng trực thăng Mi-6, Mi-8 chuyển quân, hàng hóa, thương binh, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh mặt đất tiến công tiêu diệt địch. Tháng 3.1984, các biên đội Mi-8T vũ trang nhiều lần phối hợp với trinh sát cơ U-17 không kích các điểm trú quân của Khơ Me Đỏ. Cuối năm 1987, Mi-8T chi viện hỏa lực cho bộ binh ta truy quét tàn quân Khơ Me Đỏ ở Xiêm Riệp.

Ngày nay, ngoài Mi-8, lực lượng trực thăng trong Không quân Nhân dân Việt Nam ta tiếp tục được bổ sung thêm Mi-17 và biến thể Mi-171. Ở thời bình, các đơn vị trực thăng Việt Nam thực hiện tốt vai trò tìm kiếm cứu nạn, vận tải hàng hóa tới điểm bão lụt, bảo vệ vùng biển đảo Tổ quốc.
(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chiếc F-35 đầu tiên cho Anh (30/11/2011)
Trung Quốc bí mật đóng thêm tàu ngầm Type-041 (30/11/2011)
Israel nâng tầm tên lửa đạn đạo (30/11/2011)
Tìm hiểu về Không quân Trung Quốc (kỳ 1) (30/11/2011)
Trung Quốc sẽ thử tên lửa mới khi tập trận (30/11/2011)
Ấn Độ phát triển công nghệ AIP (30/11/2011)
Đức và Pháp nên ’bắt tay’ sản xuất UAV (30/11/2011)
Dung hòa giữa máy bay có và không người lái (30/11/2011)
Trình diễn công nghệ rà phá bom mìn (30/11/2011)
9 công nghệ 'ứng tác’ xuất sắc của Mỹ (30/11/2011)
Mũ phi công của Typhoon cứu dự án F-35 (15/11/2011)
Phần mềm giúp phi công hạ cánh tốt hơn (15/11/2011)
Lấy đạn lựu phóng nhanh hơn với MAG-D (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 2) (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 1) (15/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt