|
Chiếc mũ của VSI có hình dáng như đầu của một con côn trùng khổng lồ.
|
|
Khả năng quan sát ban đêm của HMDS được cung cấp bởi các thiết bị khác hẳn so với mũ trước đây.
|
HMDS - "mũ của siêu nhân"
Mũ phi công HMDS thế hệ II sẽ mang đầy đủ những tính năng hỗ trợ tối đa
và mang lại cho người sử dụng “một tầm nhìn của siêu nhân”.
Công ty Vision Systems International (VSI) chịu trách nhiệm chế tạo HMDS
đã nâng cấp tầm nhìn cho phi công bằng cách đưa tổng hợp hình ảnh thu
từ các máy quay gắn xung quanh thân máy bay về màn hình của mũ.
Mũ HMDS có hình dáng như đầu của một con côn trùng. Chiếc mũ có khả năng
nhìn tốt trong đêm tối, do vậy phi công không cần phải mang ống kính
hồng ngoại đặc biệt.
Tuy nhiên, cũng như quá trình thử nghiệm F-35, sự khác biệt quá lớn về ý
tưởng thiết kế và công nghệ khả thi khiến quá trình hoàn thiện bị chậm
trễ so với dự kiến.
Vì vây, nhà thầu chính chế tạo F-35 – Lockheed Martin đã quyết định mua
mũ phi công do BAE Systems chế tạo để làm phương án thay thế tạm thời.
Cơ sở cho sự lựa chọn này là vì BAE Systems đã chế tạo một chiếc mũ tương tự HMDS cho máy bay chiến đấu Typhoon.
Dù không hiện đại bằng ý tưởng của mũ HMDS nhưng mũ của BAE Systems chế
tạo cũng thuộc hàng “khủng” với hệ thống điện tử lớn ở phía trước, đem
lại cho phi công một tầm nhìn bao quát toàn diện.
|
Mũ của BAE System có ống nhòm ban đêm cỡ lớn và đáp ứng khá tốt yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ.
|
Nếu chỉ tính trong điều kiện bay thông thường, mũ phi
công của BAE Systems đạt yêu cầu của Bộ quốc phòng Mỹ. Khi Lockheed
Martin mua mũ này, một bài toán quan trọng sẽ được giải quyết và quá
trình đưa F-35 vào hoạt động được đẩy nhanh hơn.
Theo BAE Systems, họ có thể giải quyết nhược điểm không có chế độ khuếch
đại hình ảnh bằng cách tích hợp thêm hệ thống ống nhòm ban đêm NVG HMD
và công nghệ Q-Sight, cho phép phi công điều khiển vũ khí bằng hướng
nhìn. Nói một cách đơn giản hơn, tên lửa sẽ bay về phía mà phi công đang
nhìn và ống nhòm ban đêm HVG HMD cho phép phi công theo dõi các mục
tiêu tốt hơn.
Tuy nhiên, mũ phi công của BAE Systems chỉ là giải pháp tình thế trong lúc Không quân Mỹ chờ đợi “tuyệt phẩm” từ VSI.