banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 2)
(phatminh.com) Tương tự như các hệ thống phòng không tầm xa, Đài Loan sở hữu hệ thống phòng không tầm ngắn phong phú, cả ngoại nhập và nội địa.

Các hệ thống phòng không tầm ngắn

Để bảo vệ các mục tiêu quân sự quan trọng, kể cả các trận đại phòng không tầm xa, Đài Loan đang vận hành các hệ thống phòng không hỗn hợp pháo - tên lửa tầm ngắn bao gồm hệ thống Skyguard nhập khẩu và hệ thống Antelope tự phát triển trong nước.

Bên cạnh đó, trách nhiệm bảo vệ các đơn vị thủy quân lục chiến lại thuộc về các hệ thống phòng không di động tầm ngắn khác.

Skyguard

Hệ thống phòng không Skyguard được phát triển bởi công ty Oerlikon-Contraves, được Đài Loan nhập khẩu từ Thụy Sĩ từ những năm 1980.

Hệ thống này bao gồm một radar Skyguard với nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho những khẩu đội pháo phòng không tự động 35 mm.


Những khẩu pháo phòng không 2 nòng này có thể được điều khiển bắn hoàn toàn tự động bằng radar với tầm bắn hiệu quả đạt 4.000 m và tốc độ bắn lên tới 1.100 phát/phút.

Một binh sĩ Đài Loan đang vận hành pháo Oerlikon 35 mm

Tương tự như một số nước khác có trang bị Skyguard, Đài Loan cũng tích hợp thêm tên lửa phòng không vào hệ thống này nhằm mở rộng tầm bắn, khai thác tối đa hiệu năng của radar Skyguard.

Loại tên lửa được Đài Loan sử dụng để tích hợp vào Skyguard là biến thể đất đối không của tên lửa không đối không dẫn bắn bằng radar của Mỹ AIM-7 Sparrow. Nhờ loại tên lửa này, bán kính tác chiến của hệ thống Skyguard đã được mở rộng tới 15 km.

Tên lửa phòng không Sparrow được Đài Loan tích hợp vào hệ thống Skyguard nâng tầm bắn hiệu quả của hệ thống lên tới 15 km

Toàn bộ hệ thống phòng không này hoàn toàn có thể cơ động bằng các xe tải kéo moóc. Tuy nhiên, hiện nay tại Đài Loan, chúng thường được bố trí thành các trận địa nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao hơn.

Mỗi trận địa phòng không này thường được xây dựng với 2-4 vị trí cho pháo phòng không và 3 vị trí cho tên lửa phòng không Sparrow.


Tại trung tâm trận địa đã được gia cố bằng bê tông này là radar Skyguard chỉ huy toàn bộ hệ thống.

Đài Loan đang tìm cách thay thế các hệ thống Skyguard này bằng hệ thống Antelope phát triển nội địa hiện đại hơn.

Antelope

Về cơ chế hoạt động của hệ thống Antelope cũng tương tự như Skyguard, gồm radar chỉ huy CS/MPQ-78 chịu trách nhiệm phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho các khẩu đội tên lửa Thiên Kiếm I và pháo phòng không L-70 40 mm nhập khẩu từ Singapore.

Tuy nhiên, ưu điểm của Antelope là hệ thống này được trang bị radar mạnh hơn, được trang bị khí tài trinh sát quang điện tử hiện đại và radar trung tâm có thể điều khiển lượng vũ khí lớn hơn nhiều so với Skyguard, bao gồm 6 khẩu đội pháo và 2 khẩu đội tên lửa Thiên Kiếm.

Pháo phòng không T92 40mm do Đài Loan tự sản xuất

Dù tên lửa Thiên Kiếm I có tầm bắn thấp hơn Sparrow, những khẩu pháo L-70 trong hệ thống phòng không này lại có khả năng hoạt động vượt trội pháo 35 mm trong hệ thống Skyguard.

Với hệ thống ngắm bắn quang điện tử riêng, các khẩu pháo L-70 có thể hoạt động độc lập với khả năng phát hiện máy bay địch ở khoảng cách 10 km, bắt bám mục tiêu ở 7 km và có tầm bắn hiệu quả cũng ở mức 4.000 m.


Ngoài ra, mỗi khẩu pháo L-70 còn được trang bị pin dự phòng khiến nó hoàn toàn có thể tác chiến độc lập ngay cả khi nguồn cấp điện bị cắt.


Mỗi khẩu pháo L-70 đi kèm với hộp tiếp đạn chứa 101 viên với loại đạn phá mảnh L70 PFHE, tốc độ bắn đạt 330 phát/phút, pháo có thể bắn liên tục gần 20 giây trước khi phải thay đạn.

Radar CS/MPQ-90 có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 60 km và theo dõi cùng lúc 64 mục tiêu

Trong thời gian gần đây, Đài Loan đã bắt đầu đưa ra trang bị hệ thống Antelope biến thể nâng cấp với khả năng hoạt động vượt trội hệ thống cũ.

Hệ thống mới này được trang bị radar mảng pha CS/MPQ-90 hoạt động trên băng sóng X có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 60 km, gấp đôi so với radar CS/MPQ-78 trên hệ thống Antelope nguyên bản.


Radar loại mới này cũng thể hiện sự vượt trội khi có khả năng bắt bám tới 64 mục tiêu cùng lúc.


Về vũ khí, hệ thống Antelope nâng cấp cũng được trang bị lại toàn bộ với pháo phòng không T-92 (sản xuất dựa trên pháo L-70) 40 mm và tên lửa phòng không Thiên Kiếm II (TC-2).

Sơ đồ bố trí chiến đấu của hệ thống phòng không Antelope nâng cấp.

Tương tự Thiên Kiếm I, tên lửa đất đối không Thiên Kiếm II cũng được cải hoán từ tên lửa không đối không.

Tuy nhiên tên lửa Thiên Kiếm II sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động và có tầm bắn lên tới 40 km.


Một hệ thống phòng không Antelope kết hợp giữa hai loại tên lửa TC-1 và TC-2 cùng pháo 40 mm bắn nhanh sẽ là thử thách không dễ dàng gì cho máy bay đối phương.

Pháo bắn nhanh 20 mm trong quân đội Đài Loan

Tầng cuối  cùng canh giữ bầu trời Đài Loan là các hệ thống phòng không tầm gần, nhằm chống lại các loại tên lửa, bom và các mục tiêu bay cực thấp gồm các loại pháo 20 mm bắn nhanh T-82 và pháo 6 nòng M61 Vulcan.

Những hệ thống phòng không này thường được đặt trên nóc các tòa nhà cao tầng và góp phần hoàn tất lưới lửa phòng không nhiều tầng chống lại tất cả các loại phương tiện bay đối phương.

Sơ đồ về độ bao phủ của các hệ thống phòng không các cỡ tại Đài Loan. (Hình quạt màu vàng là tên lửa Patriot, hình quạt đỏ là tên lửa Thiên Cung, Vòng tròn vàng là hệ thống Antelope và vòng tròn xanh là hệ thống Skyguard)

Các hệ thống phòng không lưu động

Ngoài các hệ thống phòng không tầm ngắn trên, thủy quân lục chiến của Đài Loan còn vận hành không ít hệ thống phòng không lưu động bao gồm các hệ thống Chaparral, Avenger và tên lửa Stinger.

Hệ thống Chaparral sử dụng tên lửa tầm nhiệt không đối không AIM-9 Sidewinder lắp đặt trên khung thân bánh xích có khả năng tấn công các mục tiêu máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định bay thấp ở cự ly tối đa tới 6 km.


Năm 2002, Đài Loan đã nâng cấp những hệ thống này lên chuẩn “J”, bao gồm việc lắp đặt loại radar dẫn bắn mới LAADS của Lockheed Martin.

Hệ thống phòng không Avenger trong lực lượng thủy quân lục chiến Đài Loan.

Nhằm từng bước thay thế Chaparral, Đài Loan cũng sử dụng hệ thống phòng không Avenger gắn trên thân xe HMMWV. Hệ thống phòng không này được Mỹ thiết kế với tác dụng chủ yếu để chống lại các mục tiêu như tên lửa hành trình, UAV, máy bay trực thăng. Mỗi xe phóng của hệ thống mang theo 8 tên lửa  tầm nhiệt Stinger với tầm bắn từ 8 - 10 km.

Ngoài những hệ thống trên, lực lượng này còn sử dụng các loại giá phóng lưu động gắn tên lửa Stinger đặt trên xe bán tải hoặc cố định để tăng cường khả năng đề kháng trước mọi mối đe dọa từ trên không.


Phòng không hải quân

Không chỉ dựa vào các hệ thống phòng không trên đất liền, các hệ thống phòng không hải quân của các tàu chiến Đài Loan cũng sẽ đóng góp một phần đáng kể trong việc phòng thủ hòn đảo này nếu chiến tranh xảy ra.


Đáng kể nhất trong lực lượng này là bốn khu trục hạm lớp Kee Lung ( đổi tên từ khu trục hạm lớp Kidd của Mỹ, được Đài Loan mua lại), được trang bị loại tên lửa phòng không hiện đại SM-2 Block IIIA có tầm bắn tới 165 km.


Mặc dù những khu trục hạm này không được trang bị hệ thống chiến đấu AEGIS nhưng với tên lửa có tầm bắn cực xa, nó vẫn là đối thủ xứng tầm với các máy bay trang bị tên lửa chống hạm hay máy bay ném bom tầm cao muốn vượt qua eo biển Đài Loan.

Khu trục hạm lớp Kee Lung sở hữu tên lửa phòng không SM-2 Block IIIA có tầm bắn tới 165 km.

Ngoài 4 khu trục hạm trên, Đài Loan cũng sở hữu 16 hộ vệ hạm thuộc lớp Oliver Hazard Perry và Knox được trang bị tên lửa SM-1 có tầm bắn 37 km, góp phần lấp đầy các chỗ trống không chỉ bờ đông của đảo Đài Loan.

Với tiềm lực phòng không có sẵn hiện nay, ắt hẳn Đài Loan không e ngại bất kỳ chuyện gì nếu có xảy ra các biến chuyển chính trị bất lợi trong tương lai.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 1) (15/11/2011)
Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (15/11/2011)
Trung Quốc lại khoe xe tăng ’siêu nhất’ châu Á (15/11/2011)
Ấn Độ bay thử nghiệm Su-30MKI nội địa (15/11/2011)
Boeing sẽ cho bay thử Taxi không gian (7/11/2011)
Bước ngoặt X-47B (7/11/2011)
Những tinh hoa vũ khí Nhật Bản (7/11/2011)
Philippines tự đóng tàu đổ bộ (7/11/2011)
Bear sẽ xe thay thế BTR-80 (7/11/2011)
Canada chi đậm để nâng cấp xe bọc thép (7/11/2011)
Mẫu Su-T-50 thứ 3 chuẩn bị bay thử (7/11/2011)
Nga thử nghiệm AK thế hệ 5 vào năm 2012 (7/11/2011)
Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc (7/11/2011)
Iran tự chế tạo tiêm kích và tàu ngầm mới (7/11/2011)
Nga nhận máy bay cảnh báo sớm A-50U (7/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt