banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Trình diễn công nghệ rà phá bom mìn
(phatminh.com) Chiều ngày 24/11, tại khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nhiều hãng công nghệ đã giới thiệu các công nghệ và thiết bị rà phá bom mìn tiên tiến.
Tại Hội thảo và trình diễn công nghệ - trang thiết bị rà phá bom mìn tiên tiến lần này, nhiều hãng công nghệ hoạt động trong lĩnh vực dò tìm vật nổ sau chiến tranh nổi tiếng thế giới như Vallon, Rofi, Ebinger, MineLab... Các thiết bị này hứa hẹn sẽ giúp tăng tốc độ giải phóng đất đai, tiết kiệm công sức của nhân viên rà phá bom mìn.

Sau chiến tranh, tình trạng ô nhiễm bom mìn tại Việt Nam vẫn còn rất nặng nề. Với điều kiện đặc thù của đất nước ta, việc khắc phục hậu quả còn rất chậm chạp. (>> chi tiết)

Trong đó, sự lạc hậu về công nghệ rà phá là một nguyên nhân lớn. Thêm vào đó, mỗi hãng công nghệ cũng chỉ tập trung thiết kế, chế tạo các các thiết bị dò tìm đặc thù chứ chưa thể đưa ra một công cụ mang tính "vạn năng". Trong ảnh, máy dò này không thể tìm mìn mà chỉ phát hiện được các vật nổ là trái đạn.

Phân biệt dị vật với vật nổ, phát hiện vật nổ có lớp vỏ làm từ vật liệu phi kim luôn là bài toán hóc búa của các nhà công nghệ. Có những loại vật nổ như bom bi, sau một thời gian bị phân hủy thì lớp vỏ tách làm đôi, không còn nguy hiểm nhưng do nằm dưới lòng đất rất khó nhận biết tình trạng khiến các nhân viên rà phá buộc phải xử lý, khiến thời gian giải phóng đất đai bị kéo dài. Một dị vật nữa có thể gây thêm khó khăn khi dò tìm bom mìn là các vật thể không nguy hiểm nhưng phát từ tính mạnh. Trong ảnh, một chuyên gia nói về "bài toán dị vật".

Một số hãng đang cố gắng ứng dụng công nghệ dò tìm tiên tiến nhất dựa vào vật liệu của vật nổ để giải "bài toán dị vật". Theo đó, các máy dò thế hệ mới có thể bỏ qua bom bi bị vỡ, giúp tăng tốc độ rà phá lên gấp 5 lần. Trong ảnh, một chuyên gia đang trình diễn khả năng phân biệt đồng, thép và nhôm của một máy dò tìm.

Hiện, một số hãng công nghệ như Vallon của Đức, đang tích hợp 2 công nghệ radar xuyên đất và đầu dò từ tính vào cùng một máy dò để tối ưu hóa hoạt động dò tìm.

Nhằm tới các khu vực bị ô nhiễm bom mìn trên thế giới, nhiều hãng sản xuất đã chế tạo các thiết bị có phần mềm hiện thị bằng ngôn ngữ địa phương, trong đó có Việt Nam. Trong ảnh là giao diện làm việc với máy dò tìm của hãng Ebinger.

Ngoài các thiết bị dò tìm, các hãng công nghệ còn giới thiệu các trang phục bảo hộ như áo giáp, kính bảo vệ mắt, mũ bảo hộ ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro gặp phải trong quá trình dò tìm, rà phá. Có mặt bảo hộ được làm từ 2 lớp kính để bảo vệ nhân viên rà phá bom mìn. 

Trong ảnh, đại diện hãng Rofi trình diễn khả năng linh hoạt của áo giáp bảo hộ. Nhờ kết cấu mô đun, người mặc bộ áo này có thể thực hiện các thao tác một cách thoải mái hơn. Bộ áo được may từ vải dumex, đáp ứng tiêu chuẩn NATO 3 thường được dùng làm áo giáp cho cảnh sát chống bạo động.

Các nhà thiết kế còn lưu ý bộ áo này làm có khả năng thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo chống mảnh văng có tốc độ 450m/giây.

Cuộc trình diễn giới thiệu công nghệ thu hút sức quan tâm đặc biệt của các cán bộ, chiến sĩ công binh Việt Nam, những người trực tiếp tham gia hoạt động rà phá bom mìn, giải phóng đất đai.

Nhiều đơn vị thực hiện ghi hình, quay phim và đặt câu hỏi trao đổi với các nhà công nghệ.

Cuối buổi trình diễn, các đại biểu tham dự tìm hiểu thiết bị một cách trực quan.

Các đại biểu thử nghiệm các thiết bị trên một bãi đất trống có chôn sẵn vỏ đạn, mìn chống tăng, mình chống bộ binh.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
9 công nghệ 'ứng tác’ xuất sắc của Mỹ (30/11/2011)
Mũ phi công của Typhoon cứu dự án F-35 (15/11/2011)
Phần mềm giúp phi công hạ cánh tốt hơn (15/11/2011)
Lấy đạn lựu phóng nhanh hơn với MAG-D (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 2) (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 1) (15/11/2011)
Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (15/11/2011)
Trung Quốc lại khoe xe tăng ’siêu nhất’ châu Á (15/11/2011)
Ấn Độ bay thử nghiệm Su-30MKI nội địa (15/11/2011)
Boeing sẽ cho bay thử Taxi không gian (7/11/2011)
Bước ngoặt X-47B (7/11/2011)
Những tinh hoa vũ khí Nhật Bản (7/11/2011)
Philippines tự đóng tàu đổ bộ (7/11/2011)
Bear sẽ xe thay thế BTR-80 (7/11/2011)
Canada chi đậm để nâng cấp xe bọc thép (7/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt