banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tìm hiểu về Không quân Trung Quốc (kỳ 1)
(phatminh.com) Năm 2010 Trung Quốc đã hoạch định “các cơ sở vững chắc” cho chương trình hiện đại hóa quốc phòng và nhằm mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt được những tiến bộ lớn.

Năm 1999 Không quân của Giải phóng quân nhân dân (PLAAF) có 3.500 máy bay bao gồm chủ yếu là J-6 (sao chép MiG-19) và J-7 (sao chép MiG-21). Một hiệp định ký với Nga đã mang lại cho PLAAF 100 máy bay tiêm kích Su-27. Ngoài ra còn một số máy bay ném bom dự phòng là H-6 (sao chép Tu-16). Tuy nhiên, khi đó Trung Quốc chưa có được các loại vũ khí chính xác có điều khiển. Hiện đại hóa PLAAF được đẩy mạnh khi Trung Quốc đạt thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế.

Bước vào thế kỷ 21 Trung Quốc đã có 105 Su-30MKK và năm 2004 họ nâng cấp 100 Su-30MKK2. Từ năm 2002 đến nay Trung Quốc đã chế tạo được trên 200 chiếc J-11. PLAAF cũng mua thêm tổng cộng là 126 Su-27SK/UBK. Năm 2002, Trung Quốc bắt đầu chế tạo tiêm kích J-10 và hiện đặt hàng 1.200 chiếc nữa.  Các máy bay ném bom H-6 (Tu-16 Badger) được cải tạo thành các máy bay tiếp nhiên liệu trên không.


Năm 2005, PLAAF công bố các kế hoạch mua thêm 70 máy bay vận tải Il-76 và 30 máy bay chở dầu Il-78 để nâng cao khả năng không vận chiến lược và mở rộng tầm hoạt động cho máy bay tiêm kích. Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng các máy bay Su-27 SK đang được nâng cấp thành loại máy bay đa năng kiểu Su-27 SMK.


PLAAF cũng đang tổ chức một phi đội cho cụm chiến đấu tàu sân bay, có lẽ sẽ dựa trên cơ sở tiêm kích hạm Su-33, biến thể nâng cấp cho tàu sân bay của Su-27.

PLAAF đã phân loại các máy bay của mình như sau: J cho loại tiêm kích, Q là loại tấn công mặt đất, H là loại ném bom, JH là loại tiêm kích kiêm ném bom, Y là loại vận tải và JZ là loại trinh sát và Z là loại máy bay lên thẳng.

Nhiều loại máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng đang được cải tiến, một số để phục vụ các cuộc không kích trên biển vào ban đêm, có khả năng mang theo các loại vũ khí của Nga, gồm tên lửa chống bức xạ Kh-31A cho nhiệm vụ chế áp điện tử và tên lửa điều khiển bằng laser KAB-500.

Trung Quốc cũng đang phát triển một loại máy bay đặc trách gồm loại AWACS KJ-200 đựa trên cơ sở các máy bay Il-76.
(>> chi tiết) Những máy bay vận tải Y-8 đang được cải tiến để thực thi một số vai trò của chỉ huy không vận chiến trường, thu thập tin tức tình báo.

Tuy nhiên, mục tiêu của PLAAF về cơ bản là trang bị cho không quân máy bay thế hệ thứ 4.  


JH-7/7A sẽ là xương sống của lực lượng tấn công chính xác với một số lượng lớn J-10 và J-11 trong vai trò chiếm ưu thế về không lực. Nhiệm vụ đánh chặn sẽ được JF-17 đang được chế tạo tại Trung Quốc, đảm nhận.


Lực lượng vận tải sẽ gồm có các loại máy bay Il-17, Il-18 và Y-9. Trung Quốc còn có một số loại máy bay trực thăng và máy bay khác để thực thi các nhiệm vụ đặc biệt và công việc thường nhật.


Quá trình hiện đại hóa của PLAAF đã được cải thiện một cách vượt trội, tuy chưa được chứng minh trên thực tế chiến trường.


Gần đây Trung Quốc đã công bố loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 của mình – J-20. Đây là một bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc. Loại máy bay này được cho là có các khả năng tàng hình và thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc hình thành những khả năng quân sự mới trong tương lai.

Ảnh đồ họa của J-20, thiết kế được coi là bước nhảy vọt của ngành công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc.

Sau khi đã đạt được những kinh nghiệm trong phát triển công nghệ chế tạo máy bay, bao gồm việc học hỏi về thiết kế, công nghệ và khoa học nhập ngoại từ các nước thuộc Liên Xô.

Trung Quốc đã đầu tư lớn vào khu vực công nghiệp hàng không và giờ đây đang thu được thành quả rất rõ ràng. Tiến bộ của Trung Quốc đã nhanh hơn nhiều so với các dự báo của các nhà phân tích ở phương Tây.


Sự phát triển kinh tế có tính hiện tượng của Trung Quốc đã cho phép họ tăng tốc đầu tư vào phát minh và kết quả là vào khoảng năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm quan trọng nhất về phát minh, vượt cả Mỹ và Nhật Bản.


Công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc

Lịch sử tóm tắt của sự phát triển công nghiệp hàng không Trung Quốc cho thấy một  sự chuyển hóa rõ rệt. Trong những năm 1950, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô PLAAF mới có điều kiện phát triển và Trung Quốc mới xây dựng được các cơ sở sản xuất máy bay. Các phi công đầu tiên của PLAAF được đào tạo và huấn luyện các chiến thuật của Liên Xô, một số phi công đã tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên chống lại Không lực Hoa Kỳ. Vào cuối thập niên 1950 các nhà máy của Trung Quốc đã lắp ráp nhiều máy bay theo hợp đồng. Những chiếc máy bay được lắp ráp là MiG-15 (J-2), MiG-15bis (J-4), MiG-17 (J-5), và MiG-19 (J-6).


Khi quan hệ với Liên Xô bị "đóng băng", ngành công nghiệp máy bay của Trung Quốc gần như bi sụp đổ. Mãi đến năm 1965 ngành công nghiệp này mới đi vào phục hồi và Trung Quốc đã tự sản xuất được một loại máy bay tiêm kích đầu tiên là J-8, biến thể tổng hợp các thiết kế của Nga.
(>> chi tiết) Sự phát triển của PLAAF cũng bị tác động xấu khi các ưu tiên ngân sách chủ yếu dành cho việc phát triển tên lửa và các lực lượng hạt nhân của Giải phóng quân, (PLA).

Nhằm khai thác sâu mâu thuẫn Xô-Trung, các nước phương Tây đã viện trợ to lớn cho PLAAF trong những năm cuối thập kỷ 1980. Các công nghệ về hàng không phương Tây được kết hợp đã cho ra đời máy bay J-7 (phiên bản của MiG-21), J-8 và chiến đấu cơ tấn công mặt đất A-5. Công nghệ của phương Tây cũng giúp Trung Quốc phát triển máy bay ném bom B-6D, máy bay HQ-2J ở tầm cao hơn SAM và tên lửa chống tàu chiến bắn từ máy bay, C-601. Năm 1989 sự hỗ trợ của phương Tây bỗng dưng bị cắt do biến cố chính trị ở Trung Quốc.

Việc Liên Xô sụp đổ năm 1991 là có lợi cho Trung Quốc nói chung và PLAAF nói riêng. Ngoài việc, một đối thủ lớn bị vô hiệu hóa, rất nhiều nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên hàng không bị loại bỏ ở Liên Xô cũ đã tìm được công ăn việc làm trong các khu công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Công nghiệp chế tạo máy bay của Nga phải đấu tranh để tồn tại cũng sẵn sàng bán các máy bay và công nghệ hiện đại cho Trung Quốc. Với kinh tế bùng nổ, Trung Quốc có đủ lực để chi cho các khoản nhập khẩu tốt nhất đang được chào mời.


Ngày nay, Tổng công ty Công nghiệp hàng không Trung Quốc (Aviation Industry Corporation of China) có trong tay một loạt các nhà máy tham gia vào việc chế tạo máy bay và các thiết bị liên quan.


Tổng công ty công nghiệp máy bay Changhe chuyên chế tạo máy trực thăng WZ-10, máy bay vận tải cỡ lớn Z-8, máy bay trực thăng đa nhiệm CA-9, Z-11J và Z-11.


Dường như công nghiệp hàng không Trung Quốc chỉ chờ giải xong bài toán "động cơ" để bứt phá.


Tổng công ty Thành Đô (Chengdu) chế tạo các loại máy bay huấn luyện cơ bản JJ-5, máy bay đánh chặn loại nhẹ J-7, máy bay thần sấm đa năng loại nhẹ FC-1/J-17, máy bay đa năng loại vừa J-10 và loại máy bay mới nhất thuộc thế hệ 5 là J-20 có những khả năng tàng hình.

Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu chuyên sản xuất các loại máy bay luyện tập và chế tạo máy bay tập cơ bản 2 chỗ, CJ-5 và loại CJ-6 cho việc huấn luyên cơ bản và nâng cao, K-8 cho huấn luyện cơ bản
(>> xem thêm), JL-8 và L-15 là các loại máy bay phản lực huấn luyện.

Tổng công ty hàng không Quý Châu (Guizhou) sản xuất máy bay luyện tập JL-9 (MiG-21U) và một loạt các loại máy bay không người lái (UAV).


Tổng công ty chế tạo máy bay Harbin chuyên sản xuất các loại trực thăng như Z-5, Z-9, Z-9W/G, Zhi-15 và HC-120.


Tổng công ty máy bay Shaanxi tham gia vào chế tạo máy bay vận tải và đã chế tạo các phiên bản Y-8 (AN-12), Y-9 có những khả năng tương đương với C-130J, Y-7 và Y-20 là máy bay hỗ trợ chiến thuật với 4 động cơ sẽ chính thức đưa vào đội bay năm 2012.


Tổng công ty hàng không Thẩm Dương (Shenyang) chế tạo máy bay J-8, J-11 (phiên bản của Su-27), J-15 có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay và phỏng theo Su-33 và J-XX là loại máy bay thế hệ 5 đang được chế tạo, đồng thời liên kết sản xuất J-20, máy bay ném bom H-6 (Tu-16) và một số máy bay không người lái.


Tổng công ty Tây An (Xi’an) chế tạo máy bay ném bom chiến lược hạng nặng và máy bay tiêm kích và ném bom hai động cơ JH-7.


Ngoài những cơ sở này ra còn một số lớn các nhà máy liên quan đến việc chế tạo các máy bay thương mại dân dụng. Rất nhiều nhà sản xuất ngoại quốc như Boeing, Airbus và Eurocopter nhận thấy được lời khi ký các hợp đồng thuê mướn các nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất bộ phận hay hoàn chỉnh sản phẩm của họ.


Tình hình này giúp ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc hấp thụ được công nghệ tiến tiến và phần lớn là công nghệ lưỡng dụng.
(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trung Quốc sẽ thử tên lửa mới khi tập trận (30/11/2011)
Ấn Độ phát triển công nghệ AIP (30/11/2011)
Đức và Pháp nên ’bắt tay’ sản xuất UAV (30/11/2011)
Dung hòa giữa máy bay có và không người lái (30/11/2011)
Trình diễn công nghệ rà phá bom mìn (30/11/2011)
9 công nghệ 'ứng tác’ xuất sắc của Mỹ (30/11/2011)
Mũ phi công của Typhoon cứu dự án F-35 (15/11/2011)
Phần mềm giúp phi công hạ cánh tốt hơn (15/11/2011)
Lấy đạn lựu phóng nhanh hơn với MAG-D (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 2) (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 1) (15/11/2011)
Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (15/11/2011)
Trung Quốc lại khoe xe tăng ’siêu nhất’ châu Á (15/11/2011)
Ấn Độ bay thử nghiệm Su-30MKI nội địa (15/11/2011)
Boeing sẽ cho bay thử Taxi không gian (7/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt