banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Dung hòa giữa máy bay có và không người lái
(phatminh.com) UAV ngày càng được sử dụng rộng rãi tuy nhiên, phương tiện này cũng dấy lên nhiều lo ngại về “trí tuệ nhân tạo”. OPV đã ra đời để giải tỏa mối lo này.

Trên chiến trường, UAV thể hiện nhiều ưu điểm so với máy bay có người lái. Các UAV đã giải phóng phi công khỏi các rủi ro có thể gặp phải và kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, không phải mang các thiết bị hỗ trợ hoạt động và an toàn cho phi công, UAV khá rảnh rang để mang thêm những vũ khí hoặc khí tài.

Tuy vậy, UAV vẫn tồn tại nhược điểm như phản ứng chậm với các tình huống phát sinh đột ngột, không thể đưa ra được những quyết định có tính “nhân văn”; với trình độ công nghệ hiện nay, máy móc vẫn chưa được tin tưởng. Hiện Mỹ chưa cho phép UAV mang theo vũ khí hạt nhân do đề phòng mất tín hiệu điều khiển và tệ hơn là bị đối phương chiếm quyền điều khiển.

Sẽ là thảm họa nếu những UAV sát thủ như thế này bị quân địch chiếm quyền điều khiển

Ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm của cả hai loại thiết bị trên, OPV cũng có khả năng tuần tiễu dài ngày, giảm tải trọng, hoạt động tự động hoặc điều khiển từ xa trong các nhiệm vụ nguy hiểm. Mặt khác, trong không phận “nhạy cảm” và các nhiệm vụ đặc biệt, OPV vẫn có khả năng điều khiển bởi phi công.

Trên thực tế, nhờ bề dày kinh nghiệm sử dụng UAV, Mỹ chính là nước đi đầu trong việc phát triển các loại OPV.

Trong vô số nhiệm vụ thực hiện bởi UAV, Mỹ đã gặp khá nhiều truc trặc. Trên chiến trường, Mỹ đã mất rất nhiều UAV Predator vì những trục trặc kỹ thuật đơn giản, thậm chí các phi công máy bay F-15E đã nhiều lần phải bắn hạ các UAV mang đầy vũ khí nhưng mất điều khiển.

OPV trinh sát Proteus

Là một sản phẩm của công ty Northrop Grumman, Proteus được thử nghiệm lần đầu từ tháng 1/2011 cùng với UAV trinh sát tầm cao Global Hawk.

Nguyên mẫu của Proteus được thiết kế và phát triển bởi Burt Rutan, chủ tịch công ty Scaled Composite với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như nghiên cứu bầu khí quyển, trinh sát, chụp không ảnh hay thậm chí là hỗ trợ phóng vệ tinh cỡ nhỏ.

Thiết kế của Proteus cũng có tính tự động hóa cao, rẻ tiền và có thể hoạt động trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ từ mặt đất.

OPV Proteus sẽ đóng vai trò trinh sát tầm cao song hành cùng UAV Global Hawk

Proteus có chiều dài 17,2 m, sải cánh tối đa 28 m, cao 5,4 m. Dù có kích thước khá lớn, nhưng nhờ thiết kế tiên tiến, chiếc máy bay này có khối lượng rỗng chỉ khoảng 2,7 tấn nhưng lại mang thêm được khối lượng thiết bị, nhiên liệu tổng cộng lên đến 4,5 tấn.

Với 2 động cơ phản lực cánh quạt Rolls FJ44-2 có lực đẩy tối đa 1,05 tấn mỗi chiếc, Proteus có tốc độ hành trình đạt 520 km/h trên độ cao 12 km và tuần tiễu liên tục trong thời gian 18 giờ.

Với tổng khối lượng cất cánh 3,2 tấn, Proteus có thể bay tới độ cao 20 km, thích hợp cho các nhiệm vụ trinh sát hay làm trạm trung chuyển thông tin.

OPV Proteus trên đường băng cùng một chiếc F-18

OPV Proteus có thể hoạt động hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, nếu cần thiết, chiếc máy bay này cũng có một buồng lái và bảng điều khiển cho phép 2 phi công tham gia thao tác.

Hiện tại, NASA đang tiến hành rất nhiều các thí nghiệm công nghệ trên khung thân của Proteus để hoàn thiện thiết kế chế tạo UAV có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tại không phận dân sự.

OPV tấn công, hỗ trợ mặt đất A/MH-6 Little Bird

Little Bird là một trong những ví dụ điển hình của công nghệ cải tiến các máy bay thông thường trở thành thiết bị bay hoàn toàn tự động.

Biến thể máy bay không người lái của trực thăng A/MH-6, ULB (Unmanned Little Bird) được thiết kế thu nhỏ hơn so với chiêcs MH-6M nguyên bản, tuy nhiên ngoài khả năng hoạt động độc lập như UAV nó vẫn được giữ lại những thiết bị giúp phi công có thể điều khiển. 

ULB có khả năng được điều khiển bằng hai phi công hoặc một phi công hoặc điều khiển từ xa từ trung tâm hay hoạt động theo chương trình được lập trình sẵn

Nhờ khả năng linh hoạt trong điều khiển, ULB có thể thực hiện rất nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như tiếp tế hàng hóa, trinh sát, hỗ trợ tấn công mặt đất tầm gần (close-air support).

Thậm chí, nó cũng được sử dụng để thử nghiệm các công nghệ có thể áp dụng trên các UAV cất cánh thẳng đứng sau này như UAV vận tải K-MAX.

Chiếc Little Bird không người lái đang được thử nghiệm

Trong kế hoạch phát triển lực lượng không quân 2010 - 2035, Mỹ dự tính cho đến năm 2020, 35% hàng hóa quân sự của quân đội sẽ được vận chuyển bởi các thiết bị bay không người lái.

Một phần lớn trong số các thiết bị này sẽ là các OPV được hoán cải từ các loại máy bay trực thăng có sẵn như UH-60 Black Hawk hay CH-47 Chinook. Cho đến năm 2025, công nghệ OPV sẽ được áp dụng lên toàn bộ các máy bay trực thăng.

Ellis Goldson, giám đốc cơ quan nghiên cứu khả năng phát triển và tích hợp công nghệ mới, trực thuộc không quân Mỹ cho biết tất cả những kế hoạch trên thực ra vẫn chỉ là dự đoán.  Dù ông đánh giá OPV là một công nghệ rất hứa hẹn nhưng để áp dụng trên quy mô rộng thì nó vẫn cần phải nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều lần nữa.


(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trình diễn công nghệ rà phá bom mìn (30/11/2011)
9 công nghệ 'ứng tác’ xuất sắc của Mỹ (30/11/2011)
Mũ phi công của Typhoon cứu dự án F-35 (15/11/2011)
Phần mềm giúp phi công hạ cánh tốt hơn (15/11/2011)
Lấy đạn lựu phóng nhanh hơn với MAG-D (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 2) (15/11/2011)
Các hệ thống phòng không Đài Loan (kỳ 1) (15/11/2011)
Mỹ chế tạo máy bay ném bom chiến lược giá rẻ (15/11/2011)
Trung Quốc lại khoe xe tăng ’siêu nhất’ châu Á (15/11/2011)
Ấn Độ bay thử nghiệm Su-30MKI nội địa (15/11/2011)
Boeing sẽ cho bay thử Taxi không gian (7/11/2011)
Bước ngoặt X-47B (7/11/2011)
Những tinh hoa vũ khí Nhật Bản (7/11/2011)
Philippines tự đóng tàu đổ bộ (7/11/2011)
Bear sẽ xe thay thế BTR-80 (7/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt