banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mỹ thử nghiệm bom bay JDAM-ER cho Australia
(www.phatminh.com) Không quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm vòng đầu tiên của loại bom bay có cánh JDAM-ER có thể tấn công ngoài tầm phòng không của đối phương.

Công ty Boeing của Mỹ đã hoàn thành vòng thử nghiệm đầu tiên của biến thể bom tấn công chính xác mới nhất, được gọi là JDAM-ER.

JDAM-ER được phát triển cùng với đối tác Australia, kit bom có cánh JDAM-ER đã hoàn thành vòng kiểm tra đầu tiên trong đường hầm gió ở Mỹ và là một bước tiến gần hơn để sản xuất và đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).

Sự ra đời của JDAM

Trong Thế chiến thứ 2, các cuộc tấn công của máy bay ném bom thường xuyên sử dụng cách thả bom theo kiểu ngắm và nhả trực tiếp. Điều trớ trêu là hầu hết số bom được thả xuống đều không phát nổ để phá hủy được những mục tiêu trong tầm ngắm do trong quá trình rơi xuống bom phải chịu nhiều tác động bởi tốc độ và quán tính của máy bay.

Trọng lượng bom và gió ảnh hưởng lớn tới khả năng đánh trúng mục tiêu và không có cách nào để thả bom chính xác, chỉ nhờ sử dụng máy ngắm mục tiêu.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã bắt đầu thay đổi công nghệ dẫn đường cho các loại bom sử dụng công nghệ camera truyền hình, laser, điều khiển vô tuyến và các thiết bị khác...

Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn cực kỳ tốn kém chi phí và hay thay đổi. Vì vậy, cho tới cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, hầu hết những loại bom tham chiến vẫn còn là bom không điều khiển (còn gọi là bom ngu).

Máy bay F/A-18 thả bom JDAM.

Sau Chiến tranh Vùng Vịnh, các loại vũ khí không đối đất đã bộc lộ một số nhược điểm. Độ chính xác của các loại bom không điều khiển rất kém khi thả từ độ cao trung bình và độ cao lớn. Còn với các loại vũ khí có điều khiển, điều kiện thời tiết xấu cũng gây cản trở làm giảm hiệu quả đáng kể.

Lầu Năm Góc nhận ra, họ cần có một loại vũ khí không - đối - đất/biển để có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện trong một cuộc chiến tranh độ chính xác cao.

Trong thập kỷ này, các nhà thầu của Quân đội Mỹ đang làm việc để lấp đầy khoảng trống này. Kết quả là Boeing cho ra đời bom JDAM.

Về bản chất, JDAM không phải là vũ khí mới nhưng là loại bom câm "thông minh" hơn. JDAM mang những đặc điểm của một loại bom tiêu chuẩn, sử dụng những cánh vây điều khiển và hệ thống định vị GPS để tấn công mục tiêu chính xác với sai số vòng tròn bán kính 13m.

Ngoài ra, giá của bom khá rẻ, khoảng 27.000 USD một đơn vị. Vì vậy, bom JDAM được sản xuất lên tới con số 238.000 quả và được quân đội của 26 nước khác nhau sử dụng.

Tuy nhiên, bom JDAM còn nhược điểm chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng chống nhiễu, đặc biệt là nhiễu GPS làm cho nó bị chệch hướng mục tiêu.


Tấn công ngoài tầm phòng không

JDAM-Extended Range (JDAM-ER) của Boeing là biến thể mới nhất, được thiết kế để sử dụng cho loại bom 500 pound (226,79 kg) của Không quân Australia.

Khác biệt giữa JDAM-ER và JDAM tiêu chuẩn là nó có cánh mở rộng và cho phép bay lượn tăng gấp 3 lần tầm bay ban đầu, từ 15 hải lý (28 km) tới 40 hải lý (64,73 km).

Do đó, không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu và có thể thả bom từ­ độ cao an toàn, ngoài tầm bắn của hầu hết các loại tên lửa phòng không hiện nay.

Ảnh đồ họa bom có cánh tấn công ngoài tầm phòng không JDAM-ER.

Thiết kế theo kiểu module của JDAM-ER cho phép dễ dàng nâng cấp công nghệ và các tùy chọn như cải tiến cảm biến laser, khả năng miễn dịch với nhiễu GPS và một cảm cảm biến radar khí tượng cũng có thể được bổ sung vào bên trong.

"Bằng cách chuyển tiếp công nghệ từ nguyên mẫu sang sản xuất, Quân đội Australia sẽ có thể tiếp tục làm giảm nguy cơ cho các nhân viên của họ trong các hoạt động, cho phép phi công RAAF tham gia tấn công các mục tiêu của họ từ ngoài tầm hệ thống phòng không của đối phương", ông Jason Clarem, trưởng ban trang bị quốc phòng Australia nói.

"Những cải tiến của JDAM-ER sẽ tăng cường khả năng cho RAAF để tấn công được nhiều mục tiêu hơn mà không cần phải thực hiện nhiều phi vụ", ông nói.

Những kit bom JDAM-ER đầu tiên được lên kế hoạch bàn giao cho Không quân Australia vào đầu năm 2015.


(Nguồn: dat viet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mỹ hoàn tất thử nghiệm đạn chiến thuật Pyros (6/9/2012)
Xem xe tăng T-80 của Nga ’vãi đạn’ (29/8/2012)
Trung-Ấn đua nhau phóng thử tên lửa đạn đạo (28/8/2012)
Việt Nam chế tạo thùng dầu mềm cho máy bay An-26 (27/8/2012)
Su-35 sẽ trang bị 30 loại vũ khí hàng không tương lai (27/8/2012)
Nga trang bị mìn chống trực thăng cho quân đội từ 2013 (27/8/2012)
Mỹ phát triển ’siêu ống ngắm’ bắn tỉa (24/8/2012)
Tên lửa siêu vượt âm X-51 nổ tung trên Thái Bình Dương (16/8/2012)
Ka-52K sẽ là ’sát thủ’ chống hạm (15/8/2012)
Shivalik Ấn Độ có thể bắn chìm Type-052C Trung Quốc trong loạt đạn đầu tiên (13/8/2012)
Xem tăng - thiết giáp Nga lội nước (13/8/2012)
Mỹ thử nghiệm thành công khí cầu giám sát khổng lồ LEMV (13/8/2012)
Việt Nam sửa chữa súng phóng lựu Mỹ (13/8/2012)
Xe thiết giáp an ninh của Mỹ tại Afganistan (13/8/2012)
Iran tự lắp hệ thống điện tử riêng cho MiG-29 (10/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt