banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mỹ phát triển 'siêu ống ngắm' bắn tỉa
(www.phatminh.com) Quân đội Mỹ đang phát triển một "siêu ống ngắm" cho súng bắn tỉa. Dự kiến, khí tài này sẽ ra mắt vào năm 2013.

Theo Danger Room, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ đang phát triển một siêu ống ngắm súng trường bắn tỉa cực kỳ tinh vi.

Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra giả định một xạ thủ bảo vệ sân vận động Olympic phát hiện ra một tay khủng bố vừa rút súng khỏi bao. Trong khoảng thời gian dưới một phút, hắn có thể giết hoặc làm bị thương vài chục người.

Tuy nhiên, xạ thủ cách quá xa tên khủng bố và khó có thể tiêu diệt chỉ trong một phát súng đơn giản. Để bắn trúng tay khủng bố và cứu mạng người, xạ thủ sẽ phải tính toán một tổ hợp các phép tính cực kỳ rắc rối.

Việc này hoàn toàn không đơn giản tý nào. Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cúu hàng đầu tại DARPA của Lầu Năm Góc đang nghiên cứu về máy tính đường đạn dùng công nghệ laser cho các xạ thủ. Mục tiêu của dự án này nhằm giảm thời gian tính toán của xạ thủ và đồng đội để phát súng được chuẩn xác.

DARPA cũng muốn có thể chế tạo thiết bị này nhỏ đủ để có thể gắn lên súng, biến xạ thủ thành một “siêu xạ thủ”.

Vừa qua, DARPA đã trao một hợp đồng trị giá 6 triệu USD cho một công ty thuộc Tập đoàn Cubic Corporation để phát triển "siêu ông ngắm" trên. Dự án có có tên One Shot XG.

One Shot XG sẽ là một “hệ thống quan sát, đo lường và tính toán đường đạn nhỏ gọn được gắn trên súng trường bắn tỉa hoặc ống kính ngắm, cho phép xạ thủ bắn chính xác dưới điều kiện thời tiết phức tạp ở tầm bắn tối đa của các loại vũ khí trong hiện tại và tương lai”. Theo yêu cầu thiết kế, thiết bị siêu nhỏ trên phải có khả năng tính toán trong thời gian gần thực và truyền dữ liệu đã xử lý lên ống ngắm và một màn hình hiển thị cầm tay.

Quân đội Mỹ sẽ có siêu ống ngắm hỗ trợ cho các xạ thủ bắn tỉa.

Những bài toán khó chịu đối với xạ thủ

Hiện tại, các xạ thủ phải tính toán rất nhiều về đường đạn, liên quan đến các yếu tố: tầm bắn, nhiệt độ và áp suất không khí... Quan trọng hơn cả là tốc độ gió bay ngang so với hướng bắn của xạ.

Để phục vụ cho quá trình tính toán, xạ thủ có thể dùng kinh nghiệm bản thân và những gì đã được đào tạo để đoán hướng gió hoặc dùng thiết bị đo gió, thường mất rất nhiều thời gian để triển khai mà lại ít chính xác (khi gió có tốc độ trên vài dặm mỗi giờ).

Bên cạnh đó, máy định tầm quang (máy đo xa quang học) từng được sử dụng để đo khoảng cách, nhưng những khoảng cách trên có thể không chính xác. Ánh sáng mặt trời cũng làm lóa dữ liệu hiển thị trong ống ngắm, và máy định tầm quang dùng laser thì bị quá nhiệt sau khoảng 10 đến 15 phút dùng liên tục.

Ống kính hiện tại được khắc khung định tầm quang vào mặt kính, nhưng kể cả như vậy kết quả bắn thường không được chính xác đối với các mục tiêu ở tầm bắn xa.

Để có thể làm cho thiết bị này làm việc trong điều kiện chiến đấu được Cubic sẽ có nhiều việc phải làm như nâng cao độ chính xác, tăng tuổi thọ hoạt động của pin (trước đây chỉ làm việc khoảng 20 phút).

Với sự hỗ trợ của  One Shot XG, xạ thủ có thể không cần tới người quan sát hỗ trợ nữa. Ảnh minh họa.

DARPA muốn sản phẩm của dự án XG phải ít sinh nhiệt, nhỏ gọn hơn và có ít nhất 10 mẫu để thử nghệm trong 15 tháng.

Ngoài ra, thiết bị phải theo kịp với thế hệ súng bắn tỉa mới có tầm bắn xa hơn, khả năng sát thương cao hơn và có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 1.200m.

Đáng ra, thiết bị này đáng ra đã phải được đưa vào biên chế năm 2009. Sau này thì thời gian ấn định được đẩy lên 2011 và giờ đây Quân đội Mỹ muốn nó phải được hoàn thành vào cuối năm 2013.

Bên cạnh việc đầu tư vào các khí tài ngắm bắn, DARPA cũng đầu tư nghiên cứu phát triển đạn thông minh.

(Nguồn: đất việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tên lửa siêu vượt âm X-51 nổ tung trên Thái Bình Dương (16/8/2012)
Ka-52K sẽ là ’sát thủ’ chống hạm (15/8/2012)
Shivalik Ấn Độ có thể bắn chìm Type-052C Trung Quốc trong loạt đạn đầu tiên (13/8/2012)
Xem tăng - thiết giáp Nga lội nước (13/8/2012)
Mỹ thử nghiệm thành công khí cầu giám sát khổng lồ LEMV (13/8/2012)
Việt Nam sửa chữa súng phóng lựu Mỹ (13/8/2012)
Xe thiết giáp an ninh của Mỹ tại Afganistan (13/8/2012)
Iran tự lắp hệ thống điện tử riêng cho MiG-29 (10/8/2012)
Hàn Quốc phát triển UCAV tương tự Predator (10/8/2012)
Nga thử nghiệm radar trên Sukhoi T-50 (10/8/2012)
Giải pháp nâng cấp cho BMP-2 phù hợp với Việt Nam (6/8/2012)
F-18 nhận nhiều khí tài điện tử mới (6/8/2012)
Mỹ sẽ thay áo bay của phi công F-22 (1/8/2012)
Lộ diện tàu đổ bộ trực thăng Type-081 của Trung Quốc (1/8/2012)
AK-12 tăng hiệu quả bắn lên 20% (1/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt