banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 2)
(phatminh.com) Cục thiết kế Sukhoi trải qua 4 đời lãnh đạo. Trong số đó, 2 người để lại dấu ấn rõ nét nhất là nhà sáng lập Pavel Sukhoi và cha đẻ chiến đấu cơ Su-27 Mikhail Simonov.

Kỳ 2: Dấu ấn hai nhà lãnh đạo OKB Sukhoi

Pavel Sukhoi, người sáng lập OKB Sukhoi

Pavel Osipovich Sukhoi sinh ngày 22/7/1895 tại ngôi làng nhỏ Hlybokaye (Belarus) giáp biên giới Đế Quốc Nga. Năm 1905, Pavel tới học tại trường Gomel Gymnasium. Trong thời gian học tại đây, vô tình cậu bé Sukhoi đã thấy chiếc máy bay và điều đó đã thay đổi cả cuộc đời sau này của cậu.


“Tôi đang đi cùng với bạn bè mình từ phòng tập thể dục và đột nhiên một chiếc máy bay bay trên đầu chúng tôi. Đó là điều bất ngờ, tuyệt vời và tuyệt đẹp! Không phải là một con chim mà là người đàn ông thực sự đang bay trên đầu chúng tôi,” Pavel Sukhoi nhớ lại giây phút thay đổi cả đời mình.


Sau lần đó, ông dành nhiều thời gian tới việc chế tạo mô hình máy bay và tàu lượn.


Năm 1915, Sukhoi chuyển tới học ở Trường kỹ thuật Moscow (ngày nay là ĐH kỹ thuật Bauman Moscow). Thế chiến thứ nhất nổ ra ông gia nhập quân đội và phục vụ tới năm 1920 thì ra quân vì lý do sức khỏe, ông quay lại trường kỹ thuật học tiếp tới năm 1925.


Trong trường, ông có một học lực xuất sắc nổi bật hơn tất cả sinh viên cùng khóa. Ông sớm được Andrey Tupolev – nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Xô Viết để ý và dìu dắt. Đề án tốt nghiệp “máy bay một động cơ Chasseur” của Pavel Sukhoi được Tupolev trực tiếp hướng dẫn.


Sau khi tốt nghiệp, Sukhoi được Tupolev đưa vào làm ở TsAGI (Viện khí động lực học hàng không Trung ương) và tham gia hầu hết các dự án công nghệ máy bay tiên tiến nhất thời điểm này. Nhiệm vụ đầu tiên của ông trong nhóm Tupolev là phát triển máy bay ném bom hạng nặng nổi tiếng thế giới TB-1 và TB-3.


Tiếp đó, ông tham gia dự án máy bay ném bom tầm xa DB-2, ANT-25 và đặc biệt là dự án máy bay cường kích hạng nhẹ BB-1 (sau 1940 được biết đến với tên Su-2).


Su-2 là mẫu máy bay đầu tay thành công của Pavel Sukhoi với gần 1.000 chiếc được sản xuất, tích cực phục vụ trong Không quân Xô Viết giai đoạn đầu chiến tranh vệ quốc.

Pavel Sukhoi trong phòng làm việc năm 1940.

Năm 1939, Pavel Sukhoi tự thành lập cục thiết kế cho riêng mình. Nhiệm vụ của OKB Sukhoi thời kỳ này là phát triển biến thể Su-2, máy bay cường kích Su-4, Su-6, Su-8...

Ngoại trừ Su-2, tất cả các thiết kế còn lại đều thất bại. Có thể nói, giai đoạn đầu OKB Sukhoi hoạt động là không thuận lợi, thậm chí năm 1949 chính quyền Liên Xô còn ra quyết định giải thể OKB Sukhoi. Phải tới năm 1953, Pavel Sukhoi mới tái lập cục thiết kế.


Kể từ thời điểm đó, Pavel Sukhoi cùng các đồng nghiệp liên tiếp trình làng nhiều mẫu máy bay mới như các loại máy bay cường kích Su-7, Su-17, Su-24, Su-25. Trong đó, đặc biệt là cường kích cánh cụp cánh xòe Su-17 không chỉ phục vụ ở Liên Xô mà còn được xuất sang hơn 20 quốc gia trên thế giới.


Tuy nhiên, với loại máy bay tiêm kích đánh chặn thì OKB Sukhoi vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi. Các máy bay Su-9 hay Su-11 chưa được đánh giá cao trong khi Su-15 với đặc tính kỹ thuật vượt trội nhưng nó không nổi danh.


Giai đoạn 1970-1980, OKB Sukhoi triển khai chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27. Lúc này, Pavel Sukhoi vẫn đang nắm quyền lãnh đạo cục. Tuy nhiên, ông không có cơ hội được nhìn thấy mẫu chiến đấu cơ xuất sắc này tung cánh. Ngày 15/9/1975, nhà thiết kế máy bay tài ba Pavel Osipovich Sukhoi qua đời. Ông được mai táng tại nghĩa trang Novodevichy.


Cha đẻ chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27 Mikhail Simonov.

Cha đẻ chiến đấu cơ Su-27

Nhà thiết kế máy bay Mikhail Petrovich Simonov sinh ngày 19/10/1929 tại ngôi làng nhỏ ở Rostov. Năm 1954, ông tốt nghiệp Học viện hàng không Kazan.


Trước khi tới với Sukhoi, ông thành lập cục thiết kế hàng không thể thao và sản xuất một số mẫu tàu lượn như KAI-6, KAI-11, KAI-12, KAI-14, KAI-17, KAI-19...


Mãi tới năm 1970, ông mới vào làm việc tại OKB Sukhoi. Trong 9 năm tiếp theo, Simonov trở thành phó phòng thiết kế OKB Sukhoi và trực tiếp chỉ đạo chương trình phát triển, thử nghiệm máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 và cường kích Su-25.


Ngoài ra, Simonov là người chỉ đạo chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tứ Su-27. Có thể nói, ông được xem là cha đẻ của chiến đấu cơ nổi tiếng này.


Giai đoạn 1979-1983, Simonov được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ công nghiệp hàng không Xô Viết. Thời kỳ này, ông vẫn tích cực làm việc ở Sukhoi trong vai trò phát triển chương trình Su-27.


Năm 1983, ông chính thức trở thành người đứng đầu OKB Sukhoi. Simonov chỉ đạo nghiên cứu phát triển các biến thể cải tiến từ Su-27 như Su-30, Su-33, Su-34 và một số loại máy bay thể thao Su-26/29/31.


Thời “hậu Xô Viết”, Simonov nỗ lực lèo lái con thuyền Sukhoi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, đem lại nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí giá trị không chỉ cho Sukhoi mà cho cả ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ngày 4/3/2011, cha đẻ Su-27 Mikhail Petrovich Simonov qua đời.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tìm hiểu xe thiết giáp đa năng của Ba Lan (13/9/2011)
Máy bay ”tự sát” để diệt kẻ thù (12/9/2011)
Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1) (9/9/2011)
Đức và Israel hợp tác phát triển UAV (9/9/2011)
Đài Loan sản xuất hàng loạt tên lửa ’Vạn Kiếm’ (9/9/2011)
Những vũ khí hiện đại nhất của Israel (9/9/2011)
Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011 (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4) (9/9/2011)
’Áo choàng lỏng’ giúp tàu ngầm tàng hình (9/9/2011)
Nga giới thiệu khí tài trinh sát mới (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1) (8/9/2011)
Brazil phát triển pháo phản lực bắn loạt mới (7/9/2011)
Xe tăng Nga sẽ dùng động cơ 2.200 mã lực (7/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt