banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tìm hiểu xe thiết giáp đa năng của Ba Lan
(phatminh.com) Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới về chế tạo một thân xe thiết giáp phù hợp với nhiều cấu hình vũ khí, Ba Lan cho ra đời xe Anders.

Trong cơ cấu một quân đội hiện đại, việc sử dụng một thân xe thiết giáp đa năng cho nhiều loại vũ khí khí tài khác nhau tùy thuộc nhiệm vụ đã trở thành xu thế chủ đạo trên thế giới.

Chẳng hạn tại Nga, thân xe BMP-3 được sử dụng cho nhiều loại vũ khí với các mục đích khác nhau như xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-3, pháo chống tăng tự hành Sprut-SD, pháo cối tự hành 2S31 Vena, tên lửa chống tăng tự hành 9P157 Khrizantema hay tên lửa phòng không tự hành Hermes.


Không nằm ngoài xu thế đó, Ba Lan cũng đang phát triển một thân xe thiết giáp đa năng có thể sử dụng nhiều mục đích nhằm trang bị cho quân đội của mình trong thế kỷ 21 có tên Anders.

Pháo tự hành diệt tăng Anders FSV tại triển lãm MSPO-2011

Anders là loại xe thiết giáp bánh xích, tùy theo vũ khí trang bị và nhiệm vụ, chiếc xe này sẽ sử dụng từ 6 đến 7 bánh dẫn động.

Trái tim của chiếc thiết giáp này là một động cơ MTU V8 199 có công suất cực đại 710 mã lực. Phía dưới bộ phận truyền lực của động cơ chính là một động cơ phụ khác phục vụ máy phát điện có công suất 160 mã lực.


Máy phát điện này sẽ phục vụ hệ thống lái trợ lực, quay tháp pháo hay các khí tài điện tử khác trên xe. Việc trang bị máy phát điện riêng biệt với động cơ chính giúp Anders có khả năng sống sót tốt hơn trên chiến trường ngay cả khi động cơ chính bị hỏng.


Vỏ giáp chính của Anders có khả năng chống lại đạn cỡ 7,62 x 51 mm bắn từ khoảng cách 30 mét hay mìn có khối lượng tới 8 kg phát nổ dưới gầm xe. Nếu được trang bị thêm giáp phụ bổ sung, Anders còn có thể chịu được đạn xuyên giáp APFSDS-T cỡ 25 mm bắn từ khoảng cách 500 mét.


Với khả năng bảo vệ khá tốt nhưng tổng khối lượng của thiết giáp Anders rất nhẹ. Ở cấu hình chưa trang bị vũ khí, khối lượng của Anders chỉ ở mức 20 tấn và ở cấu hình nặng nhất ( trang bị một tháp pháo xe tăng cỡ nòng 120 mm, tổng khối lượng của Anders cũng chỉ nằm ở mức 33 tấn.


Tất nhiên, khối lượng Anders ở biến thể gắn pháo xe tăng nặng hơn rất nhiều so với mức 18 tấn của pháo tự hành chống tăng trên thên xe BMP-3 Sprut-SD của Nga, hay mức 24 tấn của pháo tự hành diệt tăng B1 Centauro (Italy).

Pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD của Nga có ưu điểm khá nhẹ, có thể đổ bộ đường không và bơi vượt sông.
Pháo tự hành diệt tăng Centauro B1 của Italy lại có ưu điểm về tốc độ cao và hỏa lực mạnh.

Anders có khả năng đạt tốc độ tối đa 72 km/h và leo dốc 60%. Ngoài ra, Anders có khả năng vượt hào rộng 2,6 mét, vượt qua chướng ngại vậy cao một mét và tầm hoạt động tối đa 500 km.

Với mục đích ban đầu  của nhà sản xuất nhằm chế tạo ra một thân xe thiết giáp đa năng, Anders có khá nhiều cấu hình vũ khí để chọn lựa như pháo tự hành diệt tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe hỗ trợ cứu kéo, xe thiết giáp trinh sát, pháo phòng không tự hành, xe cứu thương chiến trường, pháo tự hành với cỡ nòng tới 155 mm hay pháo phản lực phóng loạt.


Anders FSV

Hiện tại, biến thể pháo tự hành chống tăng của Anders có tên Anders FSV đã khá hoàn thiện và đã trải qua nhiều thử nghiệm.


Anders FSV được lắp đặt một tháp pháo nòng trơn RUAG 120 mm với thiết bị nạp đạn tự động và có khả năng sử dụng mọi loại đạn 120 mm của NATO.


Thiết bị nạp đạn tự động của Anders FSV cho phép pháo thủ có khả năng chọn loại đạn cần bắn ngay từ bảng điều khiển với 12 viên đạn nạp sẵn trong máy.


Ngoài ra, Anders FSV còn mang thêm 20 viên đạn khác trong xe. Các thử nghiệm cho thấy pháo của Anders FSV có thể bắn tối đa tới 10 phát/phút mà không ảnh hưởng đến độ chính xác hay độ bền của các cấu kiện thân xe.

Cấu tạo bên trong biến thể pháo tự hành diệt tăng Anders FSV

Bên cạnh hỏa lực chính là pháo 120 mm, Anders FSV còn được trang bị một đại liên đồng trục UKM 7,62 mm do Ba Lan sản xuất cùng một súng máy hạng nặng 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 40 mm trên ụ súng ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ bên trong xe.

Anders IFV

Biến thể xe chiến đấu bộ binh của Anders được lắp đặt tháp pháo HITFIST, vũ trang bằng một pháo bắn nhanh MK-44 Bushmaster II cỡ nòng 30 mm cùng 2 tên lửa chống tăng Spike do Israel sản xuất. Khẩu MK-44 sử dụng chung các loại đạn với khẩu súng GAU-8 Avengers gắn trên máy bay săn tăng A-10 Thunderbolt như đạn xuyên cháy (API - Amour Piercing Incendiary), đạn nổ cháy (HEI), đạn thanh xuyên APFSDS-T.


Khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có tầm bắn hiệu quả 3.000 mét.

biến thể xe chiến đấu bộ binh Anders IFV với tháp pháo tự động HITFIST.

Tổ lái biến thể Ander IFV có ba người, lái xe ngồi ở vị trí như Anders FSV nhưng pháo thủ và trưởng xe ngồi luôn bên trong tháp pháo. Tuy thông thường tháp pháo được vận hành bởi cả pháo thủ và trưởng xe, tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt tháp pháo của Anders IFV vẫn óc thể dược vận hành bởi một người.

Ngoài ra, tháp pháo HITFIST được trang bị các thiết bị đo xa laser, camera ảnh nhiệt giúp Anders có khả năng chiến đấu tốt vào ban đêm và thời tiết xấu.


Anders ARV

Với biến thể xe cứu kéo (ARV - Armoured Recovery Vehicle), Anders được trang bị một cần cẩu với trọng tải 15 tấn và cáp kéo chịu tải 30 tấn.


Biến thể này của Anders được thiết kế với khả năng có thể sửa chữa nhanh các xe cộ hỏng hóc trên chiến trường hay đưa nhanh các xe bị hỏng ra khỏi vùng nguy hiểm.


Hiện nay biến thể Ander FSV đã trải qua nhiều thử nghiệm. Tháp pháo HITFIST của bản Ander IFV cũng đã được “thử lửa” tại chiến trường Iraq và chứng minh tính hiệu quả của nó. Do đó, những loại vũ khí này sẽ sớm được sản xuất hàng loạt và là xương sống cho lục quân Ba Lan.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Máy bay ”tự sát” để diệt kẻ thù (12/9/2011)
Hồ sơ cục thiết kế Sukhoi (kỳ 1) (9/9/2011)
Đức và Israel hợp tác phát triển UAV (9/9/2011)
Đài Loan sản xuất hàng loạt tên lửa ’Vạn Kiếm’ (9/9/2011)
Những vũ khí hiện đại nhất của Israel (9/9/2011)
Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011 (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4) (9/9/2011)
’Áo choàng lỏng’ giúp tàu ngầm tàng hình (9/9/2011)
Nga giới thiệu khí tài trinh sát mới (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1) (8/9/2011)
Brazil phát triển pháo phản lực bắn loạt mới (7/9/2011)
Xe tăng Nga sẽ dùng động cơ 2.200 mã lực (7/9/2011)
Iran sản xuất tên lửa phòng không Shalamche (7/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt