banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011
(phatminh.com) Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993. Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự với nhiều sản phẩm quốc phòng mới nhất.

Triển lãm MSPO năm 2011 từ ngày 5/9 đến ngày 8/9 được tổ chức trong 6 hội trường lớn cùng khu vực trưng bày khí tài lớn ngoài trời đã thu hút hơn 13.000 khách tham dự.

Đây là triển lãm vũ khí và công nghệ quốc phòng hàng năm lớn thứ 3 tại châu Âu sau triển lãm Eurosatory tại Paris, Pháp (tổ chức 2 năm một lần) và triển lãm an ninh quốc phòng DSEI tổ chức tại Anh.

Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm được mang đến triển lãm:

Tên lửa phòng không tầm xa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Aster-30. Tên lửa Aster-30 được sản xuất bởi công ty Eurosam, có tầm bắn từ 3 - 120 km và có tốc độ 1.400 m/giây. Một hệ thống Aster-30 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu bay và  dẫn đường 16 tên lửa.

Hệ thống phòng không tầm trung NASAMS (Norwaygian Advance Surface to Air Missile System) của Na Uy sản xuất. Hệ thống sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của công ty Raytheon và có tầm bắn tối đa 25 km.

Hệ thống tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) của công ty Kongsberd Defence & Aerospace, Na Uy sản xuất. Hệ thống này sử dụng tên lửa chống hạm hành trình dưới âm có tầm bắn 185 km với đầu đạn nặng 125 kg.

Xe bọc thép chống mìn (MRAP) hạng nhẹ Gavial Plus 4x4 của công ty Rheinmetall, Đức sản xuất. Loại xe này có khối lượng 7,5 tấn và có thể chở theo 7 binh lính cùng đầy đủ trang bị.

Pháo cối tự hành Rak trứ danh của Ba Lan do công ty Huta Stalowa Wola (HSW) sản xuất. Pháo có cỡ nòng 120 mm, gắn trên thân xe bọc thép OT-64 Rys, có tầm bắn tối đa tới 12km và tốc độ bắn đạt 10-12phát/phút.

Xe tăng PT-72U là bản nâng cấp sâu của xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ mới, giáp lồng thép bảo vệ phía sau, các camera quan sát ngày đêm và thiết bị điện tử hiện đại.

Mô hình loại xe tăng hiện đại nhất của Ấn Độ, Arjun MK-II. Quân đội Ấn Độ dự định sẽ trang bị 124 xe tăng loại này trong vòng 5 năm tới.

Súng máy hạng nhẹ Negev do hãng IMI của Israel sản xuất. Súng có khối lượng 7,4kg, sử dụng cỡ đạn 5,56 x 45 mm và sử dụng hộp tiếp đạn M27 150 viên. Negev có tốc độ bắn rất ấn tượng, có thể tới 1.150 phát/phút.

Súng trường bắn tỉa hạng nặng WKW Wilk do nhà máy Zakladi sản xuất. Súng có khối lượng 16,1 kg, sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99 mm NATO và có tầm bắn hiệu quả lên tới 2.000 mét.

Súng trường bắn tỉa hạng nhẹ Bor được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị cơ khí Ba Lan (OBRSM). Súng sử dụng cỡ đạn 7,62 x 51 mm NATO, hộp tiếp đạn 10 viên và có tầm bắn hiệu quả 800 mét.

Phiên bản súng máy hạng nhẹ của súng trường tiến công Beryl do Ba Lan sản xuất.

Súng trường bắn tỉa bán tự động SKW-338. Súng sử dụng cỡ đạn trung bình 8,6 x 70 mm (.338), có khối lượng 7,5 - 8 kg với hộp tiếp đạn 10 viên. Dự đoán loại súng này sẽ được trang bị trong quân đội Ba Lan từ năm 2012. 

Tên lửa chống tăng Spike-ER và Spike-LR phiên bản gắn trên trực thăng của Israel. Spike-LR có tầm bắn 4.000 mét còn Spike-ER có tầm bắn tới 8.000 mét.

Quân phục chiến đấu tương lai của binh lính Ba Lan.
(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 4) (9/9/2011)
’Áo choàng lỏng’ giúp tàu ngầm tàng hình (9/9/2011)
Nga giới thiệu khí tài trinh sát mới (9/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 3) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2) (8/9/2011)
Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1) (8/9/2011)
Brazil phát triển pháo phản lực bắn loạt mới (7/9/2011)
Xe tăng Nga sẽ dùng động cơ 2.200 mã lực (7/9/2011)
Iran sản xuất tên lửa phòng không Shalamche (7/9/2011)
Thử nghiệm thành công Hệ thống Laser Mk 38 (7/9/2011)
UCAV đầu tiên của châu Âu sắp ra mắt (7/9/2011)
Vũ khí của Trung Quốc sẽ tung hoành ở Trung Đông? (30/8/2011)
Tìm hiểu quân phục đa năng Permyachka-M (29/8/2011)
Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5) (27/8/2011)
Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4) (27/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt