(phatminh.com) Trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” lực lượng tăng – thiết giáp Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bật quân đội của Tổng thống Saakashvili ở Nam Ossetia, sau đúng 1 ngày giao tranh.
|
|
Đây
là hình ảnh dũng mãnh và mới mẻ nhất về “hậu duệ” của lực lượng tăng –
thiết giáp hùng mạnh nhất trong chiến tranh thế giới 2 với đỉnh cao là
xe tăng T-34.
Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước,
nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Vì vậy, trong loạt bài
này, Đất Việt mong muốn cung cấp tới độc giả những nét cơ bản và cập
nhật về cỗ máy chiến tranh từng được mệnh danh là “vua chiến trường” ở
các cường quốc chế tạo xe tăng.
Kỳ 1: Xe tăng Nga – thương hiệu bị thách thức
Ác mộng của phương Tây
Có lẽ, do ánh hào quang của huyền thoại T-34, sau chiến tranh
thế giới thứ 2, Liên Xô và ngày nay là Nga vẫn “cưng chiều” và ưu tiên
phát triển lực lượng tăng thiết giáp. Có thể nói, trong số các cường
quốc quân sự thế giới, Liên Xô có nhiều mẫu thiết kế tăng – thiết giáp
nhất. Từ thành công của dòng tăng hạng trung T-34, đầu những năm 1950,
xe tăng chiến đẩu chủ lực T-54/55 ra đời, đây là loại xe tăng được sản
xuất nhiều nhất trên thế giới (gần 100.000 chiếc).
Năm 1961, Liên Xô cải tiến T-54/55 chế tạo và đưa T-62 vào phục vụ. Điểm
nhấn đáng lưu ý trong sự phát triển xe tăng Liên Xô tập trung vào mẫu
thiết kế T-64 ra đời khoảng năm 1962-1963, với pháo nòng trơn 125mm, hệ
thống nạp đạn tự động (rút kíp lái xuống còn 3 người), vỏ giáp dùng vật
liệu tổng hợp... Những đặc điểm này đã trở thành tiêu chuẩn cho xe tăng
Liên Xô về sau.
So với những chiếc tăng cùng thời của Phương Tây, T-64 vượt trội về mọi
mặt. Nhưng T-64 đã đi ngược lại trường phái thiết kế tăng của Liên Xô,
nó là một chiếc xe có giá trị cao, khó sản xuất. Vì vậy, các nhà lãnh
đạo Liên Xô nhanh chóng yêu cầu cục thiết kế tăng phát triển thiết kế
mới vừa đảm bảo yếu tố rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ bảo trì nhưng sức mạnh
cũng phải tương đương hoặc hơn T-64.
|
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
|
Do đó, vào năm 1977, Liên Xô chính thức giới thiệu mẫu tăng mới mang tên
T-72. Sự xuất hiện của T-72 biến các đối thủ M60 Patton (Mỹ), Leopard 1
(Đức) thành “đồ bỏ đi”. T-72 thừa hưởng đặc tính ưu việt nhất (giáp, vũ
khí, hệ thống điện tử) của T-64 nhưng đạt tiêu chí rẻ, bền, tốt.
T-72 cũng được sản xuất với rất nhiều biến thể khác nhau, được liên tục
được cải tiến qua từng giai đoạn và được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều
quốc gia trên thế giới, và có mặt trong nhiều cuộc xung đột ở Trung
Đông, Bắc Phi, vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô (cũ).
Cùng thời gian T-72 đi vào phục vụ, T-80 (một biến
thể cao cấp của T-64) cũng được đưa vào biên chế. Đây là mẫu tăng đầu
tiên của Liên Xô lắp động cơ tuốc bin khí cực khỏe, nhờ đó T-80 được
mệnh danh là “xe tăng bay” với tốc độ tối đa lên tới 70km/h. Kế tục
T-64, T-80 có hệ thống giáp phòng vệ kiên cố, ngoài lớp giáp chính còn
bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA cùng hệ thống đối phó trả đũa Shtora
hoặc hệ thống phòng vệ chủ động Arena (tùy từng biến thể). Sức mạnh hỏa
lực trang bị một pháo 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng.
Trong một thời gian dài, T-72 và T-80 là xe tăng chủ lực, niềm tự hào
của bộ đội tăng – thiết giáp Xô Viết và là cơn ác mộng đối với xe tăng
Phương Tây. Nhưng tới đầu những năm 1990, T-72 và T-80 trong quân đội
Nga bắt đầu có những dấu hiệu lạc hậu. Đáng tiếc, người Nga nhận ra điều
này từ thực tế phũ phàng trên chiến trường.
Mất mát của xe tăng Nga trên chiến trường
Xe tăng Nga (Liên Xô) dễ chế tạo, sử dụng, sửa chữa và bảo
quản, rẻ tiền nhưng bền bỉ, hỏa lực luôn luôn vượt trội so với xe tăng
Phương Tây nhưng tính độc lập tác chiến cao, ít dựa vào không quân.
Chính điều này lại là điểm yếu chết người.
Gần đây nhất, trong cuộc chiến ở Libya, xe tăng T-72 quân đội trung
thành với Tổng thông Gaddafi bị không quân NATO phá hủy không mấy khó
khăn sau khi lực lượng này làm chủ bầu trời. Trước đó, “tại sân nhà”,
trong cuộc chiến ở Chechnya (1994-1995), T-72 của Nga chịu thiệt hại
không ít trước chiến thuật du kích phiến quân. Thảm hại nhất, trong
chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003, Quân đội Iraq mất gần 1.000 chiếc
T-72.
Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trên đến từ nhiều lẽ. Trình độ binh sĩ
cũng được đánh giá là một nguyên nhân quan trọng. Thế nhưng yếu tố quyết
định hơn cả là chiến thuật sử dụng xe tăng.
|
T-72 của Quân đội Iraq bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh 1991.
|
Trong chiến tranh vùng Vịnh và Libya, đối thủ của xe tăng Nga không phải
là xe tăng mà là Không quân Mỹ và NATO, chiếm ưu thế áp đảo trên không
và T-72 yếu thế hơn hẳn khi đối đầu với máy bay đối phương. Còn trong
cuộc chiến Chechnya, xe tăng Nga gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tác
chiến phi đối xứng, với đối thủ là các toán du kích Chechnya trang bị
súng chống tăng RPG.
Người Nga nhanh chóng nhận ra điểm yếu và bổ sung xe pháo phòng không tự
hành ZSU-23-4 đi kèm hỗ trợ hỏa lực nhưng chỉ hạn chế phần nào. Sau
này, Nga phát triển xe hỗ trợ hỏa lực BMPT để đối phó với tác chiến
trong đô thị.
Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vũ khí của T-72 trở nên lạc hậu trước
M1A1 Abram hay Challenger. Trong chiến tranh vùng Vịnh, đạn 120mm APFSDS
của M1A1 tiêu diệt T-72 Iraq ở cự ly 3.000m trong khi đạn pháo 125mm
của T-72 Iraq tiêu diệt địch hiệu quả trong cự ly 1.800m. Do đó, lãnh
đạo Nga đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có một thiết kế tăng mới cho
quân đội.
Những khó khăn kinh tế thời “hậu Xô Viết” không cho phép Nga phát triển
tăng mới hoàn toàn. Giải pháp được đưa ra là sử dụng nền tảng có sẵn
tiến hành nâng cấp, phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thời
gian.
T-90 - Niềm hy vọng mới
Năm 1995, xe tăng chiến đấu chủ lực mới T-90 – biến thể cao cấp
của T-72 chính thức đi vào phục vụ. Tuy không phải là thiết kế hoàn
toàn mới, nhưng T-90 ẩn chứa những công nghệ đỉnh cao biến nó trở thành
một trong những xe tăng hiện đại nhất thế giới.
T-90 sở hữu một trong những hệ thống phòng vệ tốt nhất trên thế giới. Nó
gồm ba lớp: giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 và
thiết bị đối phó trả đũa Shtora. Xét về sức mạnh hỏa lực, đây là điểm
không bao giờ xe tăng Nga chịu lép vế trước Mỹ và Phương Tây. Pháo 125mm
2A46 của T-90 bắn được hầu hết các loại đạn và nó tích hợp khả năng
phóng tên lửa chống tăng dẫn đường laze qua nòng.
Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng
trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”. Pháo được trang bị bộ
nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng
laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là
5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng
tay hoặc bán tự động.
Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng
sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt
Catherine-FC (Pháp). Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có
thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành
điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính
xác.
Lê Nam
Xuân THành.
Gửi bạn Sieunham: T72 Liên Xô chế
tạo với mục đích đập lại bọn M60, Leopard 1, Cheiftain của Mỹ và phương
Tây, chứ lúc T72 ra đời thì M1 Abrams với Challenger vẫn đang
"testing", T72 ra đời trước M1 Abrams đến gần 1 thập kỷ, lại trong hoàn
cảnh chiến tranh Iraq Vùng Vịnh 1991 thì đội quân nhà Saddam lại bị bao
vây cấm vận, Liên Xô lúc đó đang ngắc ngoải nên cũng chẳng bận quan tâm
ra bên ngoài nữa. Cho nên đội quân T72 lên đến 1000 xe đã bị M1A1 và
AH64 dập tơi tả cũng ko có gì lạ, lại thêm cái chuyện quân lính không có
tinh thần chiến đấu lại thê thảm hơn nữa.
Nếu như quân lính Saddam lúc đó quyết liều chết cản đường liên quân thì
có lẽ đã có bãi xác tank M1 với T72 nằm hỗn độn rồi. Với cái hoàn cảnh
của chiến trang Vùng Vịnh thì nếu đánh so găng với đối thủ ngang sức lúc
ấy thì chỉ có T80UM1 mới dập nổi M1 (nếu đánh tank vs tank không có
Không quân), còn T2 lúc đấy muốn đập nổi M1 một cách so găng như vậy thì
chỉ có nước độ giáp ERA, có chiến thuật bắn tỉa, núp, phục kích thôi.
Còn nếu có Mi24 yểm trợ tank, "canh" bọn AH64, MiG 29 canh bọn F15 F16 thì ko biết thiệt hại của liên quân sẽ như thế nào.
Tóm lại là: T72 được thiết kế ra không phải để so găng với M1 Abrams.
sieunham
Khi T72 ra đời thì M60 và Leopard 1 đã ra đời
trước đó khoảng 10 năm nên T72 hơn 2 dòng tăng này là đương nhiên vì
Liên Xô chủ tâm thiết kế T72 vượt lên các dòng tăng phương tây đang sở
hữu. Tuy nhiên khi đối đầu với M1A1 và Challenger 2 thì T72 thua toàn
diện đặc biệt về giáp và pháo + đạn.
Vì thế nên trong chiến tranh vùng vịnh tăng Mỹ - Anh tha hồ tàn sát xe
tăng Iraq chứ không chỉ có mỗi A10 làm việc này. Trong chiến tranh
Gruzia thì T72 Nga đấu T72 Gruzia. T72 Nga hơn vì có giáp mới + đạn mới.
Tuy nhiên đem chiến với tăng phương Tây như M1A2 hay Leopard 2 thì vẫn
bị tàn sát thôi.
NMD
Ttại sao xe tăng Nga phải liên tục nâng cấp hoặc
thay mới? Dòng T-90 từ đời S đến đời AM kia mà còn chuẩn bị thay thế bới
loại Armada thì nó nói lên ý nghĩa gì?
Đơn giản và dễ hiểu bởi vì những loại tank đó không còn phù hợp với tình
hình chiến tranh hiện đại nữa(hiện đại ở đây là nói giữa các nước có
nền CNQP phát triển hay các loại tank cùng thời gian phát triển), nơi mà
sự sống còn của sư đoàn tank phụ thuộc rất nhiều vào không quân vào khả
năng kết nối-di chuyển đội hình (chiến thuật)-hệ thống điện tử.
Bạn có biết trong chiến tranh Vùng Vịnh thì có 1 số tank M1 của Mỹ bị
buộc phải ăn đạn của chính các tank M1 khác chỉ vì di chuyển ra ngoài
đội hình chứ?
Các bạn có thể lên Wikipedia để tìm hiểu về dòng tank M1 tham gia vào
cuộc chiến Vùng Vịnh và chắc hẳn sẽ có 1 số thông tin khiến các bạn như
Nguyễn Thái Sơn phải thất vọng!
Nếu đúng như trong trang Wikipedia phân tích thì gọi đó là "cuộc thảm
sát" tank dòng T-72 thì chẳng có gì sai trái hết (hoàn toàn không đề cập
đến yểm trợ của Apache hay A-10,đó là các trận chiến tank vs tank mà
thôi!).
Nói tóm lại Mỹ chỉ nâng cấp còn Nga thì thay mẫu mới liên tục,có thể
hiểu tại sao Nga phải thay liên tục như vậy, nếu thật sự là loại tank
hàng đầu - tốt nhất - xịn nhất thì chẳng cần phải thay như thay áo vậy.
lifecare
Gửi bạn Chinh: Cả thế giới có mỗi bạn không phục T34. Còn bất kỳ ai, bất kỳ bảng xếp hạng nào, bất kỳ thời kỳ nào nó cũng đứng đầu đấy.
trungdung
T72 ra đời khá lâu rồi nên bây giờ lạc hậu cũng
phải. Sở dĩ T72 bị thiệt hại nặng ở Iraq và Libya vì thứ nhất là vũ khí
tối tân của Mỹ đó là Apache, thứ 2 là do chiến thuật sử dụng T72 của 2
nước này không hợp lý, thứ 3 qua trọng nhất đó là địa hình chủ yếu của 2
nước này là sa mạc mênh mông chính vì thế không thể che dấu và thực
hiện thoắt ẩn, thoắt hiên như Việt Nam. Vì lẽ đó nó thiệt hại rất nhiều
là phải.
Nếu ai theo dõi cuộc chiến Grudia thì sẽ biết sức mạnh của xe tăng Nga
là như thế nào, đó là cuộc chiến gần như tà tank chọi tank (vì Nga không
có ưu thế về không quân).
Có bạn nói là Mig 29 đấu không lại F-16, đó là nhận định sai bởi vì
trong cuộc chiến Nam Tư Mig 29 gần như không có cơ hội cất cánh, thiếu
thiết bị phụ tùng, khan hiếm nhiên liệu và các sân bay bị tàn phá hư
hỏng nặng vì các nước Nam tư cũ không có hệ thống phòng không hiệu quả.
Hơn nữa khi bay lên nghênh chiến Mig 29 và F16 không phải là 1 chọi 1 mà
1 Mig 29 phải chiến đấu với rất nhiều F-16, chính vì vậy đánh giá thấp
vũ khí Nga là 1 sai lầm.
Shrek
Giá như đổi lại, Iraq dùng Mi24, Mỹ dùng M1A1 siêu
phàm, thì ai dám nói là không có cuộc tàn sát tank Mỹ? Hoặc giá như Nam
Tư dùng Mig29 bay từng đàn, với AWACS chỉ điểm, NATO dùng dăm con F16
để đối địch, bác nào khẳng định là Mig29 không thể hạ được F16? Võ sỹ
quyền anh hạng nặng đấm ngã một tên nghiện, cả hai đều dùng găng, thì
găng của võ sĩ xịn hơn?
Yuri
Một nước Nga chiến đấu với NATO cũng chới với rồi,
huống hồ Irak chiến đấu với NATO, bạn sieunham chỉ biết nhìn kết quả
chứ không phân tích nguyên nhân thất bại để đưa ra chiến thuật, giải
pháp. Hy vọng bạn sẽ có những ý kiến hợp lý hơn.
Nguyễn Thái Sơn
Gửi bạn sieunham: Bạn thử cho
mình biết có tăng chủ lực nào trên thế giới khi ăn đạn tên lửa trực
thăng vũ trang hay máy bay chiến đấu mà thoát chết không ạ? Và bạn dùng
từ tàn sát nghe ghê vậy.
Trong khi những nước NATO luôn đánh giá cao MBT Nga thì có 1 số "nhà
quân sự giấy" ở Việt Nam lại thích "tàn sát" chúng. Đúng là T-72 khó có
thể chọi lại M1A1 nhưng sao lại mang 2 mẫu tăng thế hệ khác nhau ra so
sánh, sao không so sánh 2 chiếc M1A1 với T-80UM2 (đồng thời M1A1 luôn có
Apache bảo kê, mà tăng gặp trực thăng vũ trang thì chỉ còn nước tung
chảo).
T-72 trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Liên Xô những năm 1970 và
là niềm tự hào của Bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết. Ngay lúc nó ra đời,
những mẫu tăng cùng thời như M60A3 Patton và Leopard I trở thành “đồ
bỏ”. Tuy nhiên, thời gian “tại vị” của nó không dài: ngay từ thập niên
1980 trở đi nó đã trở nên lạc hậu so với các loại như T-80U, M1A1,
Leopard II, Challenger...
Ben
Theo tôi thì trong chiến tranh hiện đại, kể từ
cuộc chiến Iraq 1991 thì người ta mới được chứng kiến sức mạnh quân sự
của Mỹ, từ máy bay tàng hình F117, B2, máy bay tiêm kích F16, F15, A10,
trực thăng Apache AH-64.., tên lửa Tomahawk, tăng M1A2...
Vũ khí Nga thì không chê vào đâu được, nhưng đó là vào những năm 1960
cho tới 1990, sau đó thì tất cả điều lổi thời và không có những phát
triển mới để theo kịp với Mỹ và NATO, nếu bạn có cơ hội xem kênh
Discovery chiếu về cuộc chiến Iraq năm 1991 "Highway of Death" thì bạn
sẽ thấy được sự khủng khiếp của vũ khí hiện đại và sự tàn khốc của
nó..., nói chung thì thực thế chiến trường mới nói được vũ khí của ai là
mạnh nhất và tốt nhất, tôi chỉ nghe nói M1A2 của Mỹ bắn cháy T72 và T69
gì đó của Iraq chứ có nghe thông tin ngược lại đâu.
Mig29 từng được ví như là máy bay sát thủ của F16, khi cuộc chiến Nam Tư
nổ ra mới thấy là Mig29 hay là F16 chiến thắng, F15 của Mỹ chưa bao giờ
bị bắn hạ do một máy bay của Nga.., S300 hay S400 hiện đại và chính xác
như thế nào chưa có được chứng minh chiến trường, trong khi hệ thống
Patriot của Mỹ đã tham gia 2 cuộc chiến ở Iraq 1991 va 2003 cũng chưa
chứng minh được là hệ thống phòng vệ tên lửa tối tân (Patriot bắn hạ F18
và Tornado của Anh và bị F16 bắn nhầm tan nát một tiểu đội (Battery).
Chiến trường Việt Nam và cuộc chiến tranh Iraq giúp Mỹ cải tiến vũ khí và phát triển vũ khí ngày một hiện đại hơn.
sieunham
Dù bào chữa thế nào thì cũng không thể phủ nhận
dòng tank T72 là dòng tank kém trong các MBT của thế giới. Ở Libya mới
đây thì T72 bị máy bay chiến đấu NATO tàn sát. Các bạn bảo T72 không
chọi được máy bay với lại quân Arab hèn nhát. Ở Iraq 1991 và 2003 thì
T72 bị trực thăng, A10 và M1A1 + Chalenger II tàn sát. Các bạn Nga bảo
do phòng không Iraq kém với lại xe tăng Mỹ dùng đạn DU vi phạm luật pháp
quốc tế. Ở Chechenia 1994+2004 thì T72 bị súng chống tăng cá nhân tàn
sát. Các bạn bảo do lính Nga thiếu kinh nghiệm đánh trong thành phố và
T72 quên đeo giáp phản ứng nổ (!?)
Tóm lại là bất kỳ loại hình chiến tranh nào từ tổng lực hiện đại đến du
kích thô sơ, từ lính Arab lái cho đến chính lính Nga lái thì T72 cũng
thua thảm thua hại. Thế nhưng kiểu gì các bạn vẫn bào chữa và vẫn ca
tụng T72 ngất trời? Bó tay toàn tập.
văn hoàng
Thật ra người lính bình thường khi học quân sự
cũng đã hiểu sự phối hợp binh chủng trong tác chiến, ví dụ bộ binh phải
có pháo binh xe tăng yểm trợ, xe tăng phải có không quân, hệ thống phòng
không bảo vệ... Nói tóm lại phải có sứ phối hợp các binh chủng trong
tác chiến, thế nhưng thực tế không phải nước nào cũng đủ tiềm lực để
phát triển toàn diện các binh chủng, ngay cả Mỹ không quân rất mạnh
nhưng lục quân tăng thiết giáp không mạnh như Liên xô hoặc Nga ngay nay.
Các nước Arab trang bị chú yếu để đối phó với nhau, họ không có kế
hoạch đối phó với NATO nên khi chiến tranh xảy ra họ thất thế là điều dễ
hiểu.
Nga không đủ tiềm lực để phát triển không quân bằng các nước NATO nên họ
tăng cường khả năng phòng không là vậy, hơn nữa họ tập trung phát triển
tên lửa vượt đại châu nhầm lấy lại thế cân bằng trong tác chiến chính
vì vậy thế quân bằng quân sự giữa Liên Xô ngày xưa và Nga ngày ngay vơi
các nước NATO mới được thiết lập. Còn Iraq, Libya ....làm sao mà so với
NATO được mà các nhà phân tích đem ra so sánh để đánh giá sự hơn thua
của vũ khí, ngoài ra chưa kể trình độ người lính, khả năng chỉ đạo tác
chiến v.v.
chinh
Theo tôi nghĩ nếu nói T34 là vua chiến trường
trong thế chiến thứ 2 là hoàn toàn ko có cơ sở, đã gọi là vua chiến
trường thì hỏa lực và giáp phải mạnh tiêu diệt dược nhiều sinh lực địch
với sự mất mát cho phe mình là tối thiểu, tuy nhiên qua cuộc chiến đã
chứng minh xe T34 bị xe tăng Đức quốc xã bị tiêu diệt với số lượng lớn. 1
chiếc tiger, king tiger có thể hạ dược ít nhất 3 chiếc T34. Hệ thống
kính ngắm kém, hỏa lực kém, T34 chỉ thắng dược kẻ thù khi sử dụng số
đông áp đảo, nếu vậy lấy thịt đè người thì đâu có thể gọi là vua chiến
trường.
Phạm Tiến Thọ
Dân Arab đánh nhau kém... Cơ mà cũng khó trách
được T-72, tuy nó lạc hậu thật nhưng nếu tank đấu tank thì cũng chưa
biết thế nào... Có điều mang tank ra cho Apache với A-10, Typhoon,
Rafale nó tập bắn thì đúng là quá ngu.
Yuri
Tại sao không thiết kế bộ phận quan sát chiến
trường, định vị toàn cầu, cụ thể như hệ thống GPS của Mỹ hay GLONASS của
Nga cho xe tăng để các pháo thủ có thể định vị dễ dàng phe ta, phe
địch. Theo tôi nghĩ, khi tác chiến với một đội hình mạnh về không quân
như của Phương Tây thì đem xe tăng ra để chiến đấu như đem quân đi nướng
cho kẻ thù. Thua là phải rồi còn kêu la gì nữa.
Trong Tôn Tử binh pháp có nêu nếu kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần thì ta
nên phòng thủ, tướng giặc ra khiêu khích mặc kệ chúng. Dùng cách đánh du
kích, đánh lén để tiêu diệt địch.
Việc các nước Ả Rập bị thua là do quá xem thường kẻ thù, không có một
chiến thuật cụ thể. Như vậy không thể nói xe tăng Nga thua xe tăng các
nước châu Âu, mà do chiến thuật không hợp lý.
Nếu ai xem bộ phim tài liệu tối thứ 7, ngày 3/9/2011 trên đài VTV1 nói
có đoạn tướng Giáp đọc bài phát biểu, xen lẫn là các pháo cối, đại bác
mà quân ta thu về từ quân Mỹ, pháp rồi đánh chúng.
Từ Quân đội tay không chỉ có vài chục người mà Ông đã gầy dựng nên các
Sư Đoàn, Tập Đoàn Quân, như vậy mới làm cho kẻ thù kinh sợ. |
|
|
|
|
|