Phát hiện này sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về hình thức sinh sản của Alvaresauridos, một trong những loài khủng long được cho là bí hiểm nhất từ trước đến nay.
Tiến sỹ Fernando Novas, thuộc Bảo tàng
khoa học tự nhiên Argentina và là một trong những tác giả chính của phát
hiện trên cho biết: Alvaresauridos có liên quan đến loài khủng long
Velociraptores và Tiranosaurios, từng sinh sống cuối thời Kỷ Phấn trắng,
cách đây 70-80 triệu năm về trước.
Hóa thạch trứng khủng long được tìm thấy tại Patagonia
Không giống như những người họ hàng
hoang dã của mình, Alvarezsauridos có kích thước chỉ như một con đà điểu
với cổ rất dài và đầu nhỏ, các đặc điểm cho thấy loài này ăn trái cây
và côn trùng.
Điều gây chú ý đối với các nhà nghiên
cứu đó là tay của loài này cực ngắn với các cấu trúc phức tạp của các
khớp xương cùng một ngón cái to bản. Bộ ngực rộng với những cơ bắp mạnh
mẽ.
Về phần mình, giáo sư Martín Kudrat,
thuộc Đại học Upsala của Thụy Sỹ, giải thích rằng những quả trứng được
tìm thấy ngay sát vùng xương chậu của bộ xương.
Ông và các đồng nghiệp đã cố gắng tìm
kiếm dấu vết của một cái tổ, nhưng không phát hiện ra và khi nghiên cứu
bên trong quả trứng với máy quét cũng không phát hiện ra phôi. Và do vậy
nhiều khả năng đây là hóa thạch của một con cái đang mang trứng trong
bụng khi chết.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho con khủng long, với bộ xương hóa thạch được tìm thấy trên, là Bonapartenykus ultimus,
để tôn vinh tiến sỹ José Bonaparte, người đã phát hiện ra hóa thạch đầu
tiên của loài Alvarezsaurido vào năm 1991 tại Patagonia.
José Bonaparte là người đầu tiên đặt tên cho loài khủng long này nhằm tôn vinh nhà sử học người Argentina, Gregorio Álvarez.
Những hóa thạch đầu tiên của loài khủng long bí hiểm này được tìm thấy tại sa mạc Gobi của Mông Cổ vào năm 1921.