Hóa
thạch gồm bộ xương khủng long trưởng thành và một số quả trứng được cho
là vẫn nằm trong bụng vào thời điểm khủng long mẹ chết.
Hóa thạch xương khủng long.
Nhà cổ sinh vật học, Fernando Novas,
thuộc nhóm nghiên cứu (phát hiện hóa thạch cùng hai nhà khoa học
Argentina, Federico Agnolin và Jaime Powel), cho biết, bộ xương được tìm
thấy có những nét tương đồng xương của Nandu, loài Rhea bay có nguồn
gốc từ Patagonia (một vùng cách thủ đô Buenos Aires của Argentina khoảng
930 dặm về phía Tây Nam).
Hóa thạch trứng được cho là vẫn ở trong bụng khi khủng long mẹ chết.
Novas trả lời phỏng vấn rằng, điều thú
vị của khám phá này nằm ở chỗ nó không chỉ mở đường cho hướng nghiên cứu
mới về khủng long, mà những quả trứng còn giúp các nhà khoa học xác
định phương pháp sinh sản của những sinh vật ở Argentina cách đây 80
triệu năm.
Ông giải thích, nghiên cứu mới nhất này
cho phép các nhà khoa học dễ ràng theo dõi loài Bonapartenykus ultimus
trong mối liên kết với các loài chim hiện đại ngày nay.
“Vụ rơi thiên thạch đã tiêu diệt hầu
hết loài khủng long, nhưng một nhóm khủng long ăn thịt lớn với bộ lông
và những cánh to mà chúng ta gọi là loài chim hiện vẫn tồn tại tới nay.
Vì vậy, chúng ta có cả một câu chuyện kéo dài suốt 230 triệu năm cho đến
nay với các loài chim hiện tại - như chim bồ câu, chim ruồi, kền kền
hay đại bàng - được coi là những loài khủng long sống".