banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện sự pha trộn gen ở loài rùa sông Trung Mỹ
(phatminh.com) Các nhà khoa học làm việc tại Trung tâm Bảo tồn và Di truyền học tiến hóa, Viện bảo tồn sinh học Smithsonian, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp đã phát hiện sự pha trộn trong cấu trúc gen di truyền từ các mẫu mô nhỏ được thu thập từ 238 con rùa hoang dã tại 15 địa điểm khác nhau (ở miền Nam Mexico, Belize và Guatemala).

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Bảo tồn Di truyền học.

Rùa sông Trung Mỹ (Dermatemys mawii) là động vật ăn tạp, sống dưới nước, đại diện cho các quần thể rùa từ ba lưu vực sông khác nhau về mặt địa lý, bị cô lập bởi khoảng cách đáng kể và các dãy núi cao.

Rùa sông Trung Mỹ (Dermatemys mawii) là loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Trung Mỹ.
Rùa sông Trung Mỹ (Dermatemys mawii) là loài rùa có nguy cơ
tuyệt chủng cao nhất ở Trung Mỹ.

"Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy các kiểu gen di truyền khác nhau trong mỗi lưu vực," theo Gracia González-Porter, tác giả chính của nghiên cứu trên, làm việc tại Trung tâm Bảo tồn và Di truyền học tiến hóa, tại Viện Bảo tồn Sinh học Smithsonian, Hoa Kỳ. "Thay vào đó, chúng tôi thấy sự pha trộn của nòi giống ở khắp các nơi." Mặc dù bị cô lập về mặt địa lý, nhưng dữ liệu di truyền cho thấy các quần thể rùa khác nhau đã có quan hệ tiếp xúc gần gũi trong nhiều năm.

"Chuyện này đã xảy ra như thế nào?" các nhà nghiên cứu tự hỏi.

Lời giải thích tốt nhất có thể, theo González-Porter và đồng nghiệp, đó là con người nhiều thế kỷ qua đã mang các loài rùa lại gần với nhau. Các loài rùa đã được sử dụng làm thực phẩm, trong thương mại và trong các nghi lễ thiên niên kỷ, chúng được vận chuyển đi xa và lưu giữ trong các ao hồ để ăn dần. Một số con rùa đã thoát ra môi trường tự nhiên và tìm đến với nhau.

"Trong nhiều thế kỷ, loài rùa này nằm trong thực đơn hàng ngày của người Maya và những người dân bản địa khác, người sống trong phạm vi phân bố lịch sử của loài Rùa sông Trung Mỹ này", các nhà khoa học đã chỉ ra trong báo cáo của họ. "Rùa sông Trung Mỹ là một nguồn protein động vật rất quan trọng của người Maya cổ xưa, vào thời của các Petén (Preclassic thời gian 800-400 trước Công nguyên). Và có thể là loài rùa sông Trung Mỹ này cũng nằm trong thực đơn hàng ngày của người dân thuộc nền văn hoá Olmec cách đây hơn 3,000 năm."

Một mẫu rùa sông Trung Mỹ đã được tìm thấy trong nghĩa trang cổ đại Teotihuacan ở Mexico, một điểm nằm cách xa phạm vi sinh sống được biết đến của con rùa này hơn 186 dặm, các nhà nghiên cứu cho biết. Một tác phẩm điêu khắc cổ đại của rùa sông Trung Mỹ tại Bảo tàng Quốc gia Nhân học ở Mexico City đã được tìm thấy ở lưu vực sông của Mexico, cách xa phạm vi sinh sống của con rùa này hơn 217 dặm.

"Rùa sông Trung Mỹ vốn dạn dĩ và bền bỉ", González-Porter giải thích, "chính lớp mai của chúng, đã bảo vệ chúng trong quá trình vận chuyển. Người ta thả rùa vào trong ao nhà để ăn thịt dần và chúng thoát ra môi trường tự nhiên."

Trong mùa mưa ở vùng nhiệt đới, các dòng chảy là rất lớn, González-Porter cho biết. Lũ lụt ở sông và ao hồ, làm cho những con rùa được nuôi nhốt thoát ra và trộn lẫn với các giống rùa ở địa phương.

Cách thức vận chuyển và dự trữ các con rùa cổ xưa này vẫn được tiếp tục áp dụng tới tận ngày nay. Ở Guatemala, rùa sông Trung Mỹ được giữ trong các ao có kích cỡ khiên tốn, nơi mà chúng có thể dễ dàng bị bắt trở lại khi cần. Tương tự, ở bang Tabasco, Mexico, rùa cũng được giữ trong những cái ao đơn sơ, cho đến khi chúng được tiêu thụ hoặc bán hết.

Phân tích di truyền của những con rùa sông Trung Mỹ đã được khởi xướng, bởi chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Chúng là những con còn sống sót cuối cùng của loài rùa sông khổng lồ thuộc họ Dermatemydidae. Rùa sông Trung Mỹ là loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Trung Mỹ. Gần đây, sự gia tăng về nhu cầu thương mại cho thịt rùa đã đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng (cứ 0,99 kg thịt của rùa sông Trung Mỹ có trị giá $100). Hầu hết các con rùa sông Trung Mỹ đã đã biến mất trong môi trường tự nhiên và những con rùa này bây giờ phần lớn đang ở những vùng sâu vùng xa, nơi mà con người khó lòng tiếp cận được.

(Nguồn: Theo khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng các loài  (24/7/2011)
Chim sử dụng mùi hương để quyến rũ bạn tình (24/7/2011)
Tại sao Wallaby không thải khí Methane? (24/7/2011)
Phát hiện mới về bộ não của động vật linh trưởng (24/7/2011)
Gấu Bắc Cực chết dần vì băng tan (24/7/2011)
Khi động vật trở thành ”thảm họa thời trang”  (18/7/2011)
Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù  (18/7/2011)
Nhện mặt người (18/7/2011)
Gấu trắng Bắc cực vào danh sách bảo vệ đặc biệt (17/7/2011)
Phát hiện cóc sặc sỡ sau 90 năm (17/7/2011)
Bí quyết sinh tồn của ốc sên Nhật (14/7/2011)
Bướm lưỡng tính chào đời (14/7/2011)
Những sinh vật đời cát (12/7/2011)
Phân tử nano vàng chữa bệnh ung thư (12/7/2011)
Gấu Bắc cực xuất xứ từ Ireland?  (9/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt